19006172

Số ngày nghỉ trên giấy ra viện và giấy nghỉ việc hưởng BHXH

Số ngày nghỉ trên giấy ra viện và giấy nghỉ việc hưởng BHXH

Tôi bị bệnh ung thư thì theo luật bảo hiểm sẽ được nghỉ 6 tháng để điều trị có đúng không? Tại sao bác sĩ chỉ cho tôi số ngày nghỉ trên giấy nghỉ là 1 tháng rồi lại bắt tôi lên khám tiếp? Trường hợp tôi bị mất giấy nghỉ thì có được xin cấp lại không? Nếu cấp lại thì bắt buộc phải lên bệnh viện trước đó đã cấp cho tôi đúng không? Tôi xin cảm ơn tổng đài đã tư vấn.


Số ngày nghỉ

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chúng tôi. Tổng đài tư vấn xin trả lời vấn đề số ngày nghỉ trên giấy ra viện và giấy nghỉ việc hưởng BHXH như sau:

Thứ nhất, về thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau khi bị bệnh ung thư

Theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT thì ung thư được xác định là bệnh cần chữa trị dài ngày. Do đó, bạn bị ung thư thì được giải quyết chế độ ốm đau theo chế độ của người bị ốm đau dài ngày.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

“Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”

Theo đó, khi bạn bị bệnh dài ngày- bệnh ung thư thì thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Nếu hết thời gian nghỉ trên mà bạn vẫn phải tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với thời gian tối đa bằng thời gian bạn đã đóng BHXH. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Thứ hai, về số ngày nghỉ trên giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH:

Căn cứ Mục III Phụ lục 3 Thông tư 56/2017/TT-BYT hướng dẫn ghi giấy ra viện như sau:

“III. Phần ghi chú:

Ghi lời dn của thầy thuốc, Cách ghi lời dặn của thầy thuốc trong một số trường hợp:

– Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khđiều trị nội trú: Ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sc khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày.

Bên cạnh đó, Mục II Phụ lục 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT hướng dẫn cách ghi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như sau:

“II. CÁCH GHI:

2. Phần Chn đoán và phương pháp điều trị

c) S ngày nghỉ: việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Riêng trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.”

Số ngày nghỉ

Luật sư tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172

Như vậy, mỗi lần khám chữa bệnh được cấp 1 giấy ra viện hoặc giấy nghỉ hưởng BHXH. Số ngày nghỉ ốm ghi trên giấy ra viện hay giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH căn cứ tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày. Do đó, bạn muốn được hưởng chế độ ốm đau tiếp thì phải đi khám chữa bệnh, khi đó mới được cấp giấy giấy ra viện hoặc giấy nghỉ hưởng BHXH. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Không có giấy ra viện có được hưởng chế độ ốm đau?

Thứ ba, về cấp lại giấy ra viện khi bị mất và nơi cấp lại

Căn cứ theo khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định như sau:

“5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:

a) Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:

– Bị mất, bị hỏng;

– Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;

– Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;

– Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp cấp lại phải đóng dấu “Cấp lại” trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.’

Như vậy, trường hợp bạn bị mất giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH khi bị ốm thì bạn có thể yêu cầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cấp lại theo quy định. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Giấy ra viện lần hai có được giải quyết chế độ ốm đau không

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Online 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

->Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày hàng tháng

luatannam