Mức đóng và giá trị sử dụng của thẻ BHYT học sinh, sinh viên
Xin hỏi về mức đóng và giá trị sử dụng của thẻ BHYT học sinh, sinh viên. Con mình năm nay 1 bé lên lớp 8, 1 bé lên lớp 11 thì mức đóng BHYT sẽ là bao nhiêu? Mức đóng và giá trị sử dụng của thẻ BHYT học sinh như thế nào? Mức hưởng BHYT là bao nhiêu? Giá trị sử dụng của thẻ BHYT học sinh, sinh viên được quy định như thế nào? Nếu tôi tự cho cháu đi khám ở tuyến tỉnh thì được hỗ trợ không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về mức đóng và giá trị sử dụng của thẻ BHYT học sinh, sinh viên; chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, về mức đóng BHYT học sinh
Căn cứ theo Điểm b Khoản 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
b) Học sinh, sinh viên”.
Theo đó:
Học sinh là đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng. Mức hỗ trợ cụ thể được xác định theo Khoản 3 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 8. Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
c) Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.”
Ngoài ra, tại Điểm đ Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1.Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;”
Theo quy định trên, thì mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh là 4,5% mức lương cơ sở/tháng và học sinh chỉ cần đóng 70% chi phí còn 30% còn lại do ngân sách nhà nước chi trả. Từ 01/07/2019 lương cơ sở theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1.490.000 đồng nên mức đóng sẽ là 563.220 đồng.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Có phải mua BHYT học sinh khi đã được cấp miễn phí?
Thứ hai, về giá trị sử dụng của thẻ BHYT học sinh, sinh viên
Căn cứ theo Khoản 7 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“7. Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này:
a) Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó:
– Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học;
– Đối với học sinh lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm đó.”
Theo quy định trên thì giá trị sử dụng của thẻ BHYT học sinh được quy định cụ thể như trên.
Thứ ba, mức hưởng BHYT của học sinh
Căn cứ vào quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:
“Điều 22: Mức hưởng bảo hiểm y tế:
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;”
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo đó, trong trường hợp con bạn tham gia BHYT theo đối tượng học sinh lớp 11 và học sinh lớp 8 thì có mức hưởng BHYT là 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi đi đúng tuyến. Trường hợp bạn tự đưa con đi khám ở bệnh viện tuyến tỉnh sẽ được hưởng 60% chi phí nếu điều trị nội trú, còn trường hợp ngoại trú sẽ không được chi trả.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Mức đóng và giá trị sử dụng của thẻ BHYT học sinh, sinh viên.
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về mức đóng và giá trị sử dụng của thẻ BHYT học sinh, sinh viên; bạn vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Học sinh, sinh viên cuối khóa học mua BHYT ở trường hay mua tại địa phương?