Phần ký tên của bác sỹ trên giấy nghỉ hưởng BHXH như thế nào là đúng quy định?
Em làm bảo hiểm ở công ty ạ! Cho em hỏi phần ký tên của bác sỹ trên giấy ra viện hoặc giấy nghỉ hưởng BHXH thì phải như thế nào mới đúng quy định thế ạ? Trong trường hợp rất nhiều người lao động của công ty em bị sai về phần ký và đóng dấu trên giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thì không biết bên bệnh viện có cấp lại cho không ạ?
Bên bệnh viện sẽ cấp lại hoặc sửa đổi lại thông tin như thế nào, có đóng dấu gì để phân biệt cấp lần 1 và cấp lại không? Nhờ tổng đài giải đáp vướng mắc giúp em ạ, em xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin được trả lời câu hỏi Phần ký tên của bác sỹ trên giấy nghỉ hưởng BHXH như thế nào là đúng quy định của bạn như sau:
Thứ nhất, về phần ký tên của bác sỹ trên giấy ra viện
Căn cứ theo quy định tại Mục IV Phụ lục 3 Thông tư 56/2017/TT-BYT như sau:
“IV. Ngày, tháng, năm và chữ ký:
– Việc ghi ngày, tháng, năm tại phần chữ ký của Trưởng khoa điều trị phải trùng với ngày ra viện.
..; Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có 01 người có đủ thẩm quyền khám và ký giấy ra viện thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu vào phần người thủ trưởng đơn vị.”
Như vậy, phần ký tên ở phần trưởng khoa có thể là trưởng khoa hoặc phó khoa ký và phần thủ trưởng đơn vị ký và đóng dấu của người đứng đầu cơ sở KCB hoặc người được ủy quyền. Nếu cơ sở bạn khám, chữa bệnh chỉ có 01 người có thẩm quyền khám và ký giấy ra viện thì chỉ cần ký và đóng dấu vào phần thủ trưởng đơn vị, tức là phía góc trái của giấy ra viện và vẫn dùng để giải quyết hưởng chế độ ốm đau bình thường.
Thứ hai, về phần ký tên của bác sĩ trên giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH
Căn cứ Điểm 3, Điểm 4 Mục II Phụ lục 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT như sau:
“II. CÁCH GHI:
3. Người có thẩm quyền ký Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH:
..; Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó. Trường hợp người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu đồng thời là người khám bệnh thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu ở phần này và không phải ký tên ở Phần y, bác sỹ KCB nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp.”
Như vậy, phần ký tên của bác sỹ trên giấy nghỉ hưởng BHXH đúng thì: về người có thẩm quyền ký là y, bác sĩ tại cơ sở KCB đã được cấp phép hoạt động; nếu không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan BHXH.
Nếu người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh hoặc người được ủy quyền đồng thời là người khám chữa bệnh cho bạn thì người này chỉ ký và đóng dấu ở phần “Xác nhận của thủ trưởng đơn vị” và không phải ký tên ở phần “Người hành nghề KB,CB” nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Xác nhận của cơ sở y tế trên Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Dịch vụ tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ ba, cấp lại giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH khi sai phần ký tên và đóng dấu
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT như sau:
“Điều 26. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:
a) Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:
– Bị mất, bị hỏng;
– Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
– Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
– Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp cấp lại phải đóng dấu “Cấp lại” trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.“
Như vậy, theo quy định trên thì khi bị sai ở phần ký tên và đóng dấu của bác sĩ trên giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thì người lao động của công ty bạn sẽ được bệnh viện cấp lại. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội ở đâu?
Trường hợp cấp lại phải đóng dấu “Cấp lại” trên giấy ra viện, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Nếu còn vướng mắc về Phần ký tên của bác sỹ trên giấy nghỉ hưởng BHXH như thế nào là đúng quy định; bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được giải đáp trực tiếp.
->Dùng giấy nghỉ việc hưởng BHXH giả thì bị phạt như thế nào?
- Nghỉ việc có phải làm thủ tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
- Giảm mức đóng BHXH vào quỹ TNLĐ, BNN từ 0,5% xuống 0,3%
- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho nam khi vợ sinh con
- Thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp khi bị mất chứng minh thư?
- Số ngày nghỉ hưởng chế độ thai sản khi thực hiện biện pháp tránh thai