Thời gian bảo đảm cho bệnh bụi phổi silic là bao nhiêu lâu ?
Những công việc cụ thể nào được xác định là có nguy cơ bị bệnh bụi phổi silic thế ạ? Khi được xác định là mắc bệnh này thì thời gian bảo đảm là bao lâu thế ạ?
- Phát hiện bệnh nghề nghiệp sau khi chuyển vị trí công tác
- Hồ sơ khám giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp năm 2021
- Đã nghỉ việc thì có được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp không?
Tư vấn chế độ bệnh nghề nghiệp:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chúng tôi. Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Căn cứ Mục 3 và Mục 6 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:
“PHỤ LỤC 1
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, GIÁM ĐỊNH SUY GIẢM KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG DO BỆNH BỤI PHỔI SILIC NGHỀ NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc
– Khoan, đập, khai thác quặng đá có chứa silic tự do.
– Tán, nghiền, sàng và thao tác khô các quặng hoặc đá có chứa silic tự do.
– Công việc luyện kim, đúc có tiếp xúc với bụi cát (khuôn mẫu, làm sạch vật đúc,…).
– Đẽo và mài đá có chứa silic tự do.
– Sản xuất và sử dụng các loại đá mài, bột đánh bóng và các sản phẩm khác có chứa silic tự do.
– Chế biến chất carborundum, chế tạo thủy tinh, đồ sành sứ các đồ gốm khác, gạch chịu lửa.
– Các công việc mài, đánh bóng, rũa khô bằng đá mài có chứa silic tự do.
– Làm sạch hoặc làm nhẵn bằng tia cát.
– Nghề, công việc khác có tiếp xúc với bụi silic tự do.
6. Thời gian bảo đảm
– Cấp tính: 1 năm;
– Mạn tính: 35 năm.”
Như vậy, người làm những công việc sau thường tiếp xúc với bụi silic và có nguy cơ bị mắc bệnh bụi phổi silic:
+ Khoan, đập, khai thác quặng đá có chứa silic tự do.
+ Tán, nghiền, sàng và thao tác khô các quặng hoặc đá có chứa silic tự do.
+ Công việc luyện kim, đúc có tiếp xúc với bụi cát (khuôn mẫu, làm sạch vật đúc,…).
+ Đẽo và mài đá có chứa silic tự do.
+ Sản xuất và sử dụng các loại đá mài, bột đánh bóng và các sản phẩm khác có chứa silic tự do.
+ Chế biến chất carborundum, chế tạo thủy tinh, đồ sành sứ các đồ gốm khác, gạch chịu lửa.
+ Các công việc mài, đánh bóng, rũa khô bằng đá mài có chứa silic tự do.
+ Làm sạch hoặc làm nhẵn bằng tia cát.
Tư vấn chế độ bệnh nghề nghiệp trực tuyến 24/7: 1900 6172
+ Nghề, công việc khác có tiếp xúc với bụi silic tự do.
Thời hạn bảo đảm cho bệnh bụi phổi silic là 1 năm đối với trường hợp bệnh cấp tính và 35 năm đối với trường hợp mắc bệnh mãn tính.
Trên đây là bài viết về vấn đề Thời gian bảo đảm cho bệnh bụi phổi silic là bao nhiêu lâu ?Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác tại:
Công ty có phải trả phí giám định cho người lao động bị bệnh bụi phổi silic không?
Công ty phải bồi thường cho những bệnh nghề nghiệp nào?
Nếu còn vướng mắc về Thời gian bảo đảm cho bệnh bụi phổi silic là bao nhiêu lâu; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Quá thời hạn nộp hồ sơ thai sản được giải quyết hưởng thai sản không?
- Khi nào NLĐ không được hưởng bồi thường do tai nạn lao động?
- Trợ cấp một lần cho chồng khi vợ mang thai hộ sinh con
- Người lao động nước ngoài tại Việt Nam có được tham gia BHXH?
- Cùng lúc nhận cả hai chế độ trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm xã hội một lần