Hướng dẫn cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội khi rút một lần
Nhờ tổng đài tính giúp số tiền bảo hiểm xã hội khi rút một lần em nhận được với ạ! Em có thời gian tham gia BHXH ở 1 công ty như sau:
– Từ 08/2012 – 02/2013: 07 tháng, mức đóng 2.640.000đ;
– Từ 05/2014 – 12/2014: 08 tháng, mức đóng 4.266.000đ;
– Từ 01/2015 – 06/2015 :06 tháng, mức đóng 3.900.000đ;
– Từ 07/2015 – 11/2015: 05 tháng, mức đóng 4.700.000đ;
– Từ 01/2016 – 03/2016: 03 tháng, mức đóng 3.990.000đ;
– Từ 10/2016 – 12/2016: 03 tháng, mức đóng 3.850.000đ;
– Từ 01/2017 – 12/2017: 12 tháng, mức đóng 4.220.000đ;
– Từ 01/2018 – 12/2018: 12 tháng, mức đóng 11.000.000đ.
- Cách tính BHXH một lần như thế nào?
- Cách tính tiền trượt giá khi nhận BHXH một lần?
- Thủ tục chốt sổ BHXH như thế nào?
Tư vấn bảo hiểm xã hội một lần:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi Hướng dẫn cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội khi rút một lần đến Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP về mức hưởng bảo hiểm xã hội khi rút một lần như sau:
“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”
Bên cạnh đó,Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về tính mức hưởng bảo hiểm xã hội khi rút một lần như sau:
“Điều 19. Bảo hiểm xã hội một lần
4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.”
Tư vấn bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, số tiền BHXH bạn nhận được khi rút một lần như sau:
– Về thời gian đóng BHXH:
- Thời gian đóng BHXH trước năm 2014: bạn đóng BHXH từ tháng 08/2012 đến tháng 2/2013 do đó khoảng thời gian 7 tháng này sẽ được chuyển sang thời gian đóng BHXH từ năm 2014.
- Thời gian đóng BHXH từ năm 2014: bạn đóng BHXH từ tháng 5/2014 đến tháng 12/2018 tuy nhiên thời gian đóng là không liên tục. Tổng thời gian đóng BHXH của bạn trong thời gian này là 49 tháng, cộng với 7 tháng đóng trước năm 2014 là 56 tháng, tương đương với 4 năm 8 tháng và được làm tròn là 5 năm.
– Về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = (Số tháng đóng BHXH x Mức đóng BHXH x Mức điều chỉnh tiền lương): Tổng số tháng đóng BHXH.
Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = ((5 x 2.640.000 x 1,23) + (2 x 2.640.000 x 1,15) + (8 x 4.266.000 x 1,11) + (6 x 3.900.000 x 1,10) + (5 x 4.700.000 x 1,10) + (3 x 3.990.000 x 1,07) + (3 x 3.850.000 x 1,07) + (12 x 4.220.000 x 1,04) + (12 x 11.000.000 x 1,00)): 56 = 5.743.072,8571 đồng.
– Về mức hưởng BHXH một lần = (02 tháng x 05 năm) x 5.743.072,8571 = 57.430.728,571 đồng.
Kết luận:
Số tiền BHXH bạn nhận được khi rút một lần là 57.430.728,571 đồng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo vấn đề Hướng dẫn cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội khi rút một lần tại các bài viết:
Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần 2019
Thủ tục nhận bảo hiểm xã hội một lần theo ủy quyền
Nếu còn vướng mắc về Hướng dẫn cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội khi rút một lần bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Lo hậu sự cho người qua đời do tai nạn lao động thì có được hưởng tiền mai táng?
- Có bị mất hết quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ ngang?
- Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại nơi tạm trú
- Hồ sơ mua bảo hiểm y tế tự nguyện gồm những giấy tờ gì?
- Cách tính tiền nghỉ dưỡng sức sau khi sinh trong trường hợp sinh mổ