Đóng BHXH ở nhà nước và cả tư nhân khi về hưu bình quân lương tính thế nào?
Mẹ em đóng bảo hiểm được 23 năm rồi; từ năm 1997 đến hết 2016 mẹ đóng ở cơ quan nhà nước; từ năm 2017 đến 2019 mẹ đóng ở công ty tư nhân. Sang năm mẹ em về hưu bình quân lương tính thế nào ạ?
- Tuổi nghỉ hưu 2019 có gì khác?
- Cách tính bình quân lương để hưởng lương hưu khi tham gia 2 chế độ BHXH
- Cách tính tiền bình quân tháng đóng BHXH để hưởng lương hưu
Tư vấn chế độ hưu trí:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Về vấn đề đóng BHXH ở nhà nước và cả tư nhân khi về hưu bình quân lương tính thế nào; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
“3. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo khoản 3 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Mbqtl |
= |
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định |
+ |
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định |
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội |
Trong đó:
a) Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại khoản 1 Điều này”.
Tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, trường hợp mẹ bạn đóng bảo hiểm được 23 năm mà từ năm 1997 đến hết năm 2016 là đóng ở cơ quan nhà nước; còn từ năm 2017 đến 2019 đóng ở công ty tư nhân thì khi về hưu bình quân lương của mẹ bạn xác định cụ thể như sau:
- Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2016 là đóng ở cơ quan nhà nước nên bình quân tiền lương của giai đoạn này là tổng số tháng đóng BHXH (240 tháng) x (mức bình quân tiền lương).
- Giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019 (03 năm) là đóng ở công ty tư nhân nên bình quân tiền lương của giai đoạn này là tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của cả 03 năm này.
Tóm lại, mức bình quân lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của mẹ bạn sẽ là:
240 tháng x (mức bình quân tiền lương của 72 tháng cuối trước khi nghỉ việc) | + | 36 tháng x (bình quân tiền lương của 36 tháng) |
276 tháng
Ngoài ra, bạn vui lòng tham khảo thêm vấn đề Đóng BHXH ở nhà nước và cả tư nhân khi về hưu bình quân lương tính thế nào các bài viết sau:
Tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành
Có phải mức hưởng lương hưu cao nhất cũng chỉ được 75% có đúng không?
Nếu còn gì vướng mắc liên quan đến về Đóng BHXH ở nhà nước và cả tư nhân khi về hưu bình quân lương tính thế nào? bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Thời hạn sử dụng thẻ BHYT của sinh viên năm cuối ra trường sớm
- Khi nghỉ không lương có bắt buộc phải đóng BHTN cho NLĐ không
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội- như thế nào là hợp lệ?
- Chế độ bảo hiểm xã hội khi sảy thai đối với lao động nữ được quy định thế nào?
- Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cần có những gì?