Bị suy giảm khả năng lao động có được về hưu sớm?
Bị suy giảm khả năng lao động có được về hưu sớm? Mẹ tôi năm nay 53 tuổi, mẹ làm việc ở công ty môi trường với công việc không phải nặng nhọc, độc hại và đã tham gia bảo hiểm xã hội 21 năm. Hiện mẹ đang bị suy giảm khả năng lao động theo xác nhận của cơ sở y tế là 45%. Vậy mẹ tôi có thể nghỉ hưu luôn không? Nếu không được thì mẹ tôi rút BHXH một lần được không? Nếu chờ đủ tuổi thì phải chờ lâu không?
Với trường hợp Bị suy giảm khả năng lao động có được về hưu sớm của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời bạn như sau:
Thứ nhất, Bị suy giảm khả năng lao động có được về hưu sớm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu
“Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên“
Như vậy:
Theo quy định của pháp luật, mẹ bạn năm nay 53 tuổi và có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội là 21 năm tuy nhiên mức độ suy giảm khả năng lao động của mẹ bạn là suy giảm 45% – chưa đủ điều kiện để được nghỉ hưu sớm hơn so với tuổi bởi theo quy định phải ít nhất là 61% trở lên.
Thứ hai, về vấn đề nhận tiền BHXH một lần
Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;”
Bạn cho biết mẹ của bạn 53 tuổi và đã đóng được 21 năm BHXH. Đối chiếu quy định nêu trên thì mẹ của bạn sẽ không được rút BHXH một lần; trừ trường hợp mẹ của bạn có giấy tờ chứng minh ra nước ngoài định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Các bệnh hiểm nghèo được hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Dịch vụ tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ ba, về thời điểm mà mẹ bạn đủ tuổi hưởng lương hưu
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì tuổi nghỉ hưu được quy định như sau:
“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 thì:
“2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.”
Vậy nên, trường hợp mẹ bạn 53 tuổi và suy giảm khả năng lao động 45% thì phải đợi thêm 02 năm nữa cho đến khi đủ 55 tuổi 8 tháng thì mới có thể hưởng lương hưu.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Hồ sơ hưởng lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Trên đây là bài viết về vấn đề Bị suy giảm khả năng lao động có được về hưu sớm?
Nếu còn vướng mắc về vấn đề bị suy giảm khả năng lao động có được về hưu sớm; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
-> Thời điểm được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng
- Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi mà một thai chết lưu
- Có được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
- Mức hưởng lương hưu của lao động nữ khi tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ
- Lao động nước ngoài nghỉ chăm con ốm trong tháng đầu đóng BHXH
- BHXH TP.HCM đang tạm dừng nhận hồ sơ hưởng BHXH một lần