Mức hưởng lương hưu thấp nhất bằng mức lương cơ sở đúng không?
Tôi là nữ bắt đầu hưởng hưu từ 7/2019, đóng BHXH được 20 năm tính ra tôi được hưởng có 1.375.000/tháng thì mức hưởng lương hưu thấp nhất của tôi bằng mức lương cơ sở có đúng không? Nếu được điều chỉnh rồi thì tôi còn được điều chỉnh theo NĐ 153/2018/NĐ-CP nữa không?
- Tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành
- Mức hưởng lương hưu được tăng bao nhiêu vào năm 2021?
- Điều chỉnh mức hưởng lương hưu khi vừa hưởng hưu từ đầu năm 2021
Tư vấn chế độ hưu trí:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Về câu hỏi Mức hưởng lương hưu thấp nhất bằng mức lương cơ sở đúng không; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này”.
Như vậy, mức hưởng lương hưu thấp nhất bạn được hưởng sẽ được điều chỉnh bằng mức lương cơ sở ( hiện nay tương đương với 1.490.000 đồng) là đúng quy định.
Về điều chỉnh mức hưởng lương hưu cho lao động nữ
Căn cứ theo Điều 2 và Điều 3 Nghị định 153/2018/NĐ-CP có quy định:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
Lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng.”
“Điều 3. Mức điều chỉnh
1. Lao động nữ quy định tại Điều 2 Nghị định này tùy thuộc vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu, mức lương hưu được điều chỉnh bằng mức lương hưu tính theo quy định tại khoản 2 Điều 56 hoặc khoản 2 Điều 74 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 cộng với mức điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Mức điều chỉnh được tính bằng mức lương hưu tính theo quy định tại khoản 2 Điều 56 hoặc khoản 2 Điều 74 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu, cụ thể như sau:
Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội |
Tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu: |
|||
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
Năm 2021 |
|
20 năm |
7,27% |
5,45% |
3,64% |
1,82% |
Tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, trường hợp bạn là lao động nữ, bắt đầu hưởng lương hưu từ tháng 7/2019 thì bạn vẫn thuộc đối tượng được điều chỉnh mức hưởng lương hưu theo Nghị định 153/2018/NĐ-CP này. Theo đó, mức điều chỉnh của bạn là: 5,45% x 1.375.000 = 74.937 đồng; và mức hưởng lương hưu sau khi điều chỉnh của bạn sẽ tương đương với: 1.375.000 đồng + 74.937 đồng = 1.449.937 đồng (Tuy nhiên như đã phân tích ở trên thì mức hưởng lương hưu của bạn sẽ là 1.490.000 đồng).
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm:
Tuổi nghỉ hưu 2021 có gì khác?
Lương tối thiểu chung tăng lên thì mức hưởng lương hưu tăng lên bao nhiêu?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Tăng mức đóng BHYT tự nguyện từ tháng 7/2023 theo lương cơ sở
- Bị tai nạn lao động suy giảm 4% thì giải quyết chế độ ốm đau được không?
- CMTND hết hạn có được rút BHXH một lần không?
- Sổ bảo hiểm xã hội ghi sai số CMND thì có được hưởng TCTN không?
- Đóng bảo hiểm được 8 tháng được nhận các chế độ bảo hiểm thất nghiệp không?