Mất thẻ bảo hiểm y tế có được thanh toán chi phí KCB không?
Tôi có thẻ BHYT hộ gia đình có nơi đăng ký KCB là bệnh viện tỉnh, đến bệnh viện thì tôi mới biết mình bị mất thẻ bảo hiểm y tế. Vậy tôi có được thanh toán chi phí KCB không? Nếu được thì được thanh toán bao nhiêu ạ?
- Bị mất thẻ BHYT nhưng không nhớ mã thẻ thì phải làm thế nào?
- Sinh viên mất thẻ BHYT có phải đóng tiền mua lại thẻ khác không?
- Quy định về cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do bị mất và người đi xin cấp lại
Tư vấn Bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn. Đối với thắc mắc của bạn về việc thanh toán chi phí KCB khi bị mất thẻ bảo hiểm y tế; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:
“Điều 28. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế”.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 30. Mức thanh toán trực tiếp
4. Trường hợp người bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu không đúng quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú.”
Dịch vụ tư vấn Bảo hiểm y tế trực tuyến 1900 6172
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì khi đi khám bệnh, chữa bệnh bạn phải xuất trình thẻ BHYT. Trong trường hợp này, bạn bị mất thẻ bảo hiểm y tế do đó bạn sẽ không được thanh toán chi phí KCB ngay tại bệnh viện mà được thanh toán trực tiếp tại cơ quan BHXH. Mức thanh toán trực tiếp của bạn như sau:
– Đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú: thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm KCB.
– Đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú: thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT nhưng tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết:
Xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế khi bị mất ở đâu theo quy định hiện hành?
Mức thanh toán lại của BHXH khi khám ở bệnh viện tư không có hợp đồng
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Mua BHYT tự nguyện sau khi hết hạn HĐLĐ thì có dùng được luôn?
- Nghỉ việc và đi xuất khẩu lao động có tất toán sổ BHXH được không?
- Quy định về giấy chứng nhận không cùng chi trả BHYT
- Mức tiền lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp cho doanh nghiệp
- Công ty có 05 nhân viên có cần tham gia bảo hiểm xã hội không?