Trường hợp không thống nhất với nội dung biên bản điều tra TNLĐ phải làm sao?
Trường hợp không thống nhất với nội dung biên bản điều tra TNLĐ phải làm sao? Em muốn hỏi cuộc họp công bố biên bản điều tra TNLĐ mà người lao động vẫn đang trong viện thì có tiến hành không ạ? Nếu có người không thống nhất với nội dung biên bản điều tra TNLĐ thì phải làm sao thế ạ? Em cám ơn nhiều!
- Vai trò của công đoàn trong việc lập biên bản điều tra tai nạn lao động
- Thời hạn điều tra tai nạn lao động của đoàn điều tra do công ty thành lập
- Trách nhiệm công bố biên bản điều tra tai nạn lao động thuộc về ai?
Tư vấn chế độ tai nạn lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi không thống nhất với nội dung biên bản điều tra TNLĐ phải làm sao; Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Căn cứ theo Khoản 7 Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP có quy định:
“Điều 13. Quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở
7. Thành phần cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động bao gồm:
a) Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động;
b) Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản;
c) Thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động;
d) Người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn;
đ) Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở”.
Như vậy, cuộc họp công bố biên bản điều tra TNLĐ mà người lao động đang trong viện và không thể trực tiếp tham gia cuộc họp thì công ty bạn vẫn có thể tiến hành cuộc họp nhưng phải mời thân nhân của người lao động tham dự.
Bên cạnh đó, tại Khoản 8 Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP cũng có quy định như sau:
“8. Thành viên dự họp có ý kiến không nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động”.
Tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, trong cuộc họp công bố biên bản điều tra TNLĐ mà có người không thống nhất với nội dung biên bản thì được ghi ý kiến và Ký tên vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra TNLĐ theo mẫu ở Phụ lục XI của Nghị định số 39/2016/NĐ-CP.
Trên đây là bài viết về vấn đề Trường hợp không thống nhất với nội dung biên bản điều tra TNLĐ phải làm sao? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Thành phần tham gia cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động
Tổ chức cuộc họp công bố kết quả điều tra tai nạn lao động
Nếu còn vướng mắc về vấn đề Trường hợp không thống nhất với nội dung biên bản điều tra TNLĐ phải làm sao; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn; và giải đáp trực tiếp.
- Bị bệnh ung thư khi đang nhận lương hưu có được BHXH một lần không?
- Đóng BHXH 28 năm 8 tháng thì độ tuổi nào về hưu trước hạn có lợi?
- Vợ nghỉ thai sản thì chồng được hưởng quyền lợi gì khi vợ sinh không?
- Cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả BHYT năm 2023
- NLĐ nữ mang thai ngoài tử cung có được hưởng chế độ thai sản không?