Nâng mức phí khi thay băng vết thương từ thời điểm nào?
Em đang tham gia BHYT theo đối tượng tự nguyện hộ gia đình thì em được hưởng BHYT với mức bao nhiêu % khi đi đúng nơi khám chữa bệnh ban đầu ạ? Cho em hỏi có phải dịch vụ thay băng vết thương chiều dài ≤15 cm chỉ áp dụng với điều trị nội trú thôi đúng không ạ? Và có phải có quy định nâng mức phí khi thay băng vết thương đúng không ạ? Khi nào thì thực hiện vấn đề này thế ạ? Đang trong quá trình chữa trị mà giá dịch vụ tăng thì thanh toán như thế nào? Em cám ơn nhiều!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin trả lời bạn về vấn đề nâng mức phí khi thay băng vết thương như sau:
Thứ nhất, về mức hưởng BHYT theo hộ gia đình
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 và Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 như sau:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.”
Theo đó, bạn tham gia BHYT theo đối tượng tự nguyện hộ gia đình nên bạn sẽ được hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Thứ hai, về việc áp dụng dịch vụ thay băng vết thương chiều dài ≤15 cm
Căn cứ Khoản Điều 7 Thông tư 39/2018/TT-BYT quy định như sau
“Điều 7. Áp dụng giá và điều kiện, mức thanh toán của một số dịch vụ kỹ thuật đặc thù
5. Đối với dịch vụ “Thay băng vết thương hoặc vết mổ chiều dài ≤15 cm”: chỉ thanh toán đối với người bệnh điều trị nội trú trong các trường hợp sau: vết thương hoặc vết mổ nhiễm trùng; vết thương có thấm dịch, máu trong các tổn thương lóc da, hở da diện tích trên 6 cm2; vết thương đã có chèn gạc; vết thương chân ống dẫn lưu chảy dịch nhiều; đa vết thương hoặc vết mổ; hoặc sau 1 phẫu thuật nhưng phải thực hiện từ hai đường mổ trở lên; không áp dụng đối với thay băng trong các trường hợp sau: phẫu thuật nội soi, thay băng vết mổ, vết thương thông thường, thay băng rốn sơ sinh”.
Theo đó, dịch vụ thay băng vết thương chiều dài ≤15 cm chỉ thanh toán đối với người bệnh điều trị nội trú trong các trường hợp sau:
– Vết thương hoặc vết mổ nhiễm trùng;
– Vết thương có thấm dịch, máu trong các tổn thương lóc da, hở da diện tích trên 6 cm2;
– Vết thương đã có chèn gạc;
– Vết thương chân ống dẫn lưu chảy dịch nhiều;
– Đa vết thương hoặc vết mổ; hoặc sau 1 phẫu thuật nhưng phải thực hiện từ hai đường mổ trở lên;
Dịch vụ này không áp dụng đối với thay băng trong các trường hợp: phẫu thuật nội soi, thay băng vết mổ, vết thương thông thường, thay băng rốn sơ sinh. Bạn có thể thêm bài viết sau: Tăng giá dịch vụ giường bệnh theo BHYT từ tháng 8/2019
Thứ ba, vấn đề nâng mức phí khi thay băng vết thương
Căn cứ Điều 1 và Điều 4 Thông tư 13/2019/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như sau:
1. Thay thế các phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BYT bằng các phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này:
… c) Mức giá dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;”
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
“Điều 4. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 8 năm 2019″.
Như vậy, từ ngày 20/08/2019 Thông tư 13/2019/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2018/TT-BYT (quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trong toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một số trường hợp) sẽ chính thức có hiệu lực.
Cụ thể từ ngày 20/08/2019 sẽ nâng mức phí khi thay băng vết thương chiều dài ≤15 cm từ 56.800 đồng lên thành 57.600 đồng. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thay đổi giá dịch vụ nội soi ổ bụng theo Thông tư 13/2019/TT-BYT
Thứ tư, giá dịch vụ tăng trong quá trình điều trị
Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Thông tư 13/2019/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 5. Điều khoản chuyển tiếp
2. Người bệnh đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước thời điểm thực hiện mức giá theo quy định tại Thông tư này và ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú sau thời điểm thực hiện mức giá quy định tại Thông tư này tiếp tục áp dụng mức giá đã được cấp có thẩm quyền đã phê duyệt trước thời điểm thực hiện mức giá theo quy định tại Thông tư này cho đến khi ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú”
Theo quy định trên thì nếu bạn đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước thời điểm thực hiện mức giá theo quy định tại Thông tư 13/2019/TT-BYT và ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú sau thời điểm thực hiện mức giá quy định tại Thông tư này tiếp tục áp dụng mức giá đã được cấp có thẩm quyền đã phê duyệt trước thời điểm thực hiện mức giá theo quy định tại Thông tư này cho đến khi ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú
Nếu còn vướng mắc về Nâng mức phí khi thay băng vết thương từ thời điểm nào; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Online 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Sẽ điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh bảo hiểm y tế
- Mức hưởng trợ cấp thai sản hiện nay được tính như thế nào?
- Hướng dẫn làm chế độ con ốm trên phần mềm Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Phải đóng tiền do làm mất thẻ bảo hiểm y tế khi nghỉ việc
- Thay đổi hồ sơ hưởng ốm đau thì mẫu giấy ra viện có thay đổi hay không?
- Công ty chỉ tính ngày nghỉ ốm đau theo ngày nằm viện thì có đúng không