Sử dụng thẻ bảo hiểm dân tộc khi đang chờ cấp bảo hiểm ở công ty
Sử dụng thẻ bảo hiểm dân tộc khi đang chờ cấp bảo hiểm ở công ty? Trong trường hợp chưa có thẻ bảo hiểm y tế của doanh nghiệp thì mình dùng thẻ bảo hiểm dân tộc được phát hàng năm của bộ y tế cấp có được không vì mình là người dân tộc, sống tại kinh tế khó khăn và đã có thẻ bảo hiểm y tế năm 2020 do bộ y tế cấp phát nhưng mình có nhu cầu khám chữa bệnh tại tỉnh, thành khác thì thẻ đấy có thể dùng được trong tỉnh, thành khác không hay chỉ giới hạn trong một tỉnh thôi. Xin cảm ơn nhiều.
- Chi phí vận chuyển người bệnh là dân tộc thiểu số lên tuyến trên
- Người dân tộc thiểu số khám chữa bệnh trái tuyến có được chi trả BHYT?
- Quyền lợi của người thuộc hộ nghèo khi đi khám chữa bệnh trái tuyến tỉnh
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về thẻ bảo hiểm dân tộc; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quyết định 1351/QĐ-BHXH:
“Điều 4. Mã nơi đối tượng sinh sống
Mã nơi đối tượng sinh sống, gồm 02 ký tự ký hiệu vừa bằng chữ vừa bằng số, cụ thể:
2. Ký hiệu K2: là mã nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật”.
Theo quy định trên, người dân tộc thiểu số, sống ở vùng kinh tế – xã hội khó khăn nên thẻ bảo hiểm y tế được cấp sẽ có mã nơi sinh sống là K2.
Như thông tin bạn cung cấp, bạn đang chờ cấp thẻ bảo hiểm y tế tại công ty đồng thời bạn đã có thẻ BHYT được cấp đối tượng người dân tộc thiểu số, sống tại kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, do bạn không nói rõ trên BHYT của bạn (cạnh ô giới tính) có K1 hoặc K2 hoặc K3 hay không nên chúng tôi chia thành 02 trường hợp như sau:
Trường hợp 01: Thẻ BHYT của bạn có K2 cạnh ô giới tính.
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định:
“Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
Đồng thời tại Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định mức hưởng bảo hiểm y tế:
“100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm.
5. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này”.
Theo quy định của pháp luật, người dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn (đối tượng K2) khi đi khám chữa bệnh trái tuyến sẽ được bảo hiểm y tế chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh khi đi khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện hoặc điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương.
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng thẻ bảo hiểm dân tộc đi khám chữa bệnh tại bất kỳ bệnh viện quận/huyện nào trên toàn quốc đều được hưởng quyền lợi của bảo hiểm y tế như đi đúng tuyến. Tuy nhiên, đối với bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương thì chỉ khi bạn phải nằm viện điều trị nội trú thì mới được BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh.
Trường hợp 2: thẻ BHYT của bạn không có K2 cạnh ô giới tính.
Khi đó, bạn sẽ được xác định là đi trái tuyến và không được hưởng 100% chi phí điều trị như trường hợp trên. Để tìm hiểu cụ thể quyền lợi của mình trong trường hợp này, bạn vui lòng tham khảo bài viết sau: Mức hưởng BHYT khi khám, chữa bệnh trái tuyến
Lưu ý: BHYT theo hình thức doanh nghiệp được hưởng tối đa là 80% chi phí khám chữa bệnh còn BHYT của dân tộc được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh. Do đó, trường hợp của bạn thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau nên bạn có thể làm hồ sơ gửi lên công ty để yêu cầu thay đổi mã quyền lợi BHYT cao hơn. Bạn vui lòng tham khảo thêm bài viết sau: Tham gia BHYT cho một người thuộc nhiều đối tượng
Ngoài ra, bạn vui lòng tham khảo bài viết:
Hưởng BHYT khi đang chờ cấp lại thẻ do bị sai thông tin
Thủ tục thanh toán lại bảo hiểm y tế
Trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về thẻ bảo hiểm dân tộc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thủ tục thay đổi thông tin 5 năm liên tục trên thẻ BHYT
- Công ty nợ tiền BHXH thì có chốt sổ bảo hiểm xã hội được không?
- Mức đóng BHXH tự nguyện dành cho hộ nghèo thấp nhất là bao nhiêu?
- Hưởng thai sản khi vợ mất do sinh con, chồng cần chuẩn bị giấy tờ gì?
- Chế độ dưỡng sức sau TNLĐ cho người suy giảm 31% sức khỏe