Điều kiện hưởng lương hưu đối với cán bộ không chuyên trách ở xã
Điều kiện hưởng lương hưu đối với cán bộ không chuyên trách ở xã? Tôi là nữ; có 13 năm đóng bảo hiểm theo diện cán bộ không chuyên trách ở xã; sau đó tôi bị ốm phải nghỉ rồi chuyển qua đóng tự nguyện được 3 năm nay. 2 khoảng thời gian đóng này của tôi vẫn được nối tiếp lại với nhau đúng không ạ?
Tôi nay đã 57 tuổi mới biết trường hợp như của tôi sẽ được về hưu luôn vì là cán bộ không chuyên trách thì có đúng không ạ? Nếu không được thì tôi phải làm như thế nào để sang năm 2023 được về hưu? Khi được hưởng thì tôi cần làm hồ sơ như thế nào?
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Tính lương hưu khi đóng bảo hiểm 21 năm (số liệu thực)
- Thủ tục hưởng lương hưu khi đã nghỉ việc ở công ty
Luật sư tư vấn trực tuyến chế độ hưu trí 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Điều kiện hưởng lương hưu đối với cán bộ không chuyên trách ở xã của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, cộng nối thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện
Căn cứ Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”
Theo đó, thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính là tổng thời gian tham gia BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc. Do đó, trường hợp bạn có 13 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và 3 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì bạn sẽ được cộng nối thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện, tổng là 16 tháng.
Thứ hai, Điều kiện hưởng lương hưu đối với cán bộ không chuyên trách ở xã
Căn cứ Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 được sửa đổi bởi Điều 219 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“3. Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.”
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 15 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH :
“Điều 15. Điều kiện hưởng lương hưu
3. Điều kiện hưởng lương hưu đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội, được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Việc xác định là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn được căn cứ vào thời điểm trước khi nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
b) Thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm là thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.”
Theo quy định này thì đối với lao động nữ là người hoạt động không chuyên trách ở xã khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 56 tuổi (áp dụng trong năm 2023) thì được hưởng lương hưu. Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn là lao động nữ hoạt động không chuyên trách ở xã nhưng chỉ có 13 năm đóng bảo hiểm xã hội theo đối tượng này và 3 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện nên bạn chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo đối tượng lao động nữ hoạt động không chuyên trách.
Thứ ba, quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội một lần để hưởng lương hưu
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì:
“Điều 9. Phương thức đóng
1.Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Đóng hằng tháng
b) Đóng 03 tháng một lần;
c) Đóng 06 tháng một lần;
d) Đóng 12 tháng một lần;
đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.”
Như vậy theo quy định trên thì người tham gia có thể lựa chọn phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng; đóng một lần cho 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 5 năm một lần hoặc 10 năm đối với trường hợp đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu.
Theo thông tin bạn cung cấp; Bạn là lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 13 năm và đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được 03 năm; bây giờ bạn đã 57 tuổi. Do đó, trong trường hợp này bạn muốn nhận lương hưu trong năm 2023 thì bạn có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho 4 năm còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Thứ tư, về hồ sơ giải quyết hưởng lương hưu:
Căn cứ Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định:
“b) Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện, bảo lưu thời gian tham gia BHXH (gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích).
b1) Sổ BHXH.
b2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.”
Như vậy, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau để được giải quyết chế độ hưu trí:
– Sổ BHXH;
– Đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính).
Trên đây là bài viết về vấn đề Điều kiện hưởng lương hưu đối với cán bộ không chuyên trách ở xã.
Nếu còn vướng mắc về Điều kiện hưởng lương hưu đối với cán bộ không chuyên trách ở xã; bạn vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn chế độ hưu trí online: 19006172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Giám đốc là người nước ngoài có phải đóng bảo hiểm không?
- Khai báo khi công ty xảy ra tai nạn lao động làm chết người đến cơ quan nào?
- Có được gia hạn thẻ BHYT khi đã nghỉ việc ở công ty không?
- Thời hạn nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản khi sinh con
- Thời gian hưởng thai sản của lao động nước ngoài khi thai chết lưu