Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp tai nạn lao động
Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp tai nạn lao động. Mình là viên chức Nhà nước thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp tai nạn lao động để cơ quan và phía bảo hiểm chi trả cho mình là tiền lương nào? Mình bị suy giảm khả năng lao động 25% và đóng bảo hiểm được 14 năm thì được nhận từ trợ cấp từ cơ quan và bảo hiểm xã hội là bao nhiêu? Mong tổng đài tư vấn giúp! Xin cảm ơn!
Tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp tai nạn lao động của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về tiền lương tính trợ cấp TNLĐ do BHXH chi trả
Căn cứ Khoản 7 Điều 4 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH quy định:
“7. Tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hiểu là tiền lương tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;…
Trường hợp người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp được tính trên cơ sở hệ số tiền lương và phụ cấp (nếu có) nhân với mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng trợ cấp”.
Như vậy:
Bạn là viên chức Nhà nước và đóng bảo hiểm được 14 năm thì có thể hiểu là bạn bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 01/01/2016.
Đối chiếu quy định trên thì tiền lương tính trợ cấp tai nạn lao động do cơ quan BHXH chi trả cho bạn được tính bằng hệ số tiền lương và phụ cấp (nếu có) của tháng liền kề đóng quỹ TNLĐ, BNN trước tháng bạn bị tai nạn lao động nhân với mức lương cơ sở tại thời điểm bạn hưởng trợ cấp.
Thứ hai, về mức trợ cấp tai nạn lao động mà cơ quan BHXH chi trả cho bạn
Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH quy định:
“1. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần quy định tại Khoản 2 Điều 48 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính như sau:
Mức trợ cấp một lần |
= |
Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động |
+ |
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp |
|
= |
{5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin} |
+ |
{0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L} |
Trong đó:
– Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
– m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).
– L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư này.
– t: tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này”.
Bạn cho biết bạn của bạn bị suy giảm khả năng lao động 25% do tai nạn lao động nên sẽ được nhận trợ cấp một lần từ cơ quan BHXH (theo Khoản 1 Điều 48 của Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015).
Người này đã đóng BHXH được gần 01 năm. Đồng thời theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì hiện nay, mức lương cơ sở đang là 1.490.000 đồng.
Áp dụng quy định trên thì mức hưởng trợ cấp TNLĐ được tính như sau:
– Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động = 5 x 1.490.000 đồng + (25-5) x 0,5 x 1.490.000 đồng = 22.350.000 đồng.
– Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L = 4,4 tháng tiền lương như đã trình bày ở phần trên.
Thứ ba, Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp tai nạn lao động
Khoản 1 Và Điểm a Khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“1. Tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi tai nạn lao động xảy ra hoặc trước khi bị bệnh nghề nghiệp. Nếu thời gian làm việc, học nghề, tập nghề, thử việc, tập sự không đủ 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp là tiền lương được tính bình quân của các tháng trước liền kề thời điểm xảy ra tai nạn lao động, thời điểm xác định bị bệnh nghề nghiệp.
2. Mức tiền lương tháng quy định tại Khoản 1 Điều này được xác định cụ thể theo từng đối tượng như sau:
a) Đối với công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);”
Như vậy, tiền lương tính trợ cấp tai nạn lao động do cơ quan bạn chi trả được tính dựa trên bình quân tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của 6 tháng liền kề trước khi bạn bị tai nạn lao động.
Thứ tư, về mức trợ cấp tai nạn lao động mà cơ quan chi trả cho bạn
Phụ lục 2 được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH có hướng dẫn như sau:
STT |
Mức suy giảm khả năng lao động (%) |
Mức bồi thường ít nhất Tbt(tháng tiền lương) |
Mức trợ cấp ít nhất Ttc (tháng tiền lương) |
16 |
25 |
7,5 |
3,0 |
Do bạn không nêu cụ thể nên chúng tôi xin được tư vấn cho bạn theo 02 trường hợp sau đây:
– Nếu tai nạn lao động không hoàn toàn do lỗi của chính bạn gây ra thì cơ quan bồi thường ít nhất 7,5 tháng tiền lương;
– Nếu tai nạn lao động do lỗi của chính bạn gây ra thì cơ quan trợ cấp ít nhất 3,0 tháng tiền lương.
Trên đây là bài viết về Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp tai nạn lao động.
Nếu còn vướng mắc về Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp tai nạn lao động; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7 về chế độ tai nạn lao động 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
--> Thời điểm hưởng chế độ tai nạn lao động là khi nào?