19006172

Ủy quyền cho người khác nhận tiền trợ cấp thất nghiệp

Ủy quyền cho người khác nhận tiền trợ cấp thất nghiệp

Em đóng bảo hiểm 4 năm 8 tháng và được nhận 4 tháng trợ cấp thất nghiệp. Tháng trợ cấp thất nghiệp thứ 4 em đã thông báo đầy đủ và chỉ chờ để nhận tiền. Nhưng em lại nhận tiền mặt tại bưu điện mà lại sắp phải sang Nhật để chăm chị dâu sinh con bên đó. Vậy em muốn ủy quyền cho người khác nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thay em thì phải làm sao? Trường hợp em không ủy quyền được thì mấy tháng em không đến nhận thì tiền tháng đó có được bảo lưu lại không ạ và được tính như thế nào? Sau này em đi làm thì phải đóng bao lâu mới lại được nhận trợ cấp thất nghiệp tiếp ạ?



Ủy quyền cho người khác

Dịch vụ tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về thủ tục ủy quyền cho người khác nhận tiền trợ cấp thất nghiệp

Mục 2 Phần II – C được ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-BHXH hướng dẫn thủ tục ủy quyền nhận trợ cấp thất nghiệp như sau:

Bước 1:

– Bạn làm Giấy ủy quyền làm thủ tục hưởng, nhận thay chế độ BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu số 13-HSB) hoặc lập Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.

– Người được bạn ủy quyền nộp Giấy ủy quyền (Mẫu số 13-HSB) hoặc Hợp đồng ủy quyền cho cơ quan bưu điện, xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh, nhận tiền và ký nhận tiền trên Danh sách chi trả.

Lưu ý: Thời hạn của Giấy uỷ quyền theo thỏa thuận của người ủy quyền và người được ủy quyền, nếu không thỏa thuận thì thời hạn ủy quyền là 01 năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền theo quy định của Luật Dân sự.

Bước 2:

– Cơ quan BHXH hoặc cơ quan Bưu điện tiếp nhận Giấy ủy quyền (Mẫu số 13-HSB) hoặc Hợp đồng ủy quyền, kiểm tra Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh và chi tiền cho người được ủy quyền.

– Cơ quan Bưu điện cập nhật thông tin, thời hạn, nội dung ủy quyền tại Mẫu số 13-HSB hoặc Hợp đồng ủy quyền vào hệ thống công nghệ thông tin sau đó nộp Mẫu số 13-HSB hoặc Hợp đồng ủy quyền cho cơ quan BHXH.

Thứ hai, về vấn đề bảo lưu trong trường hợp bạn không đến nhận tiền trợ cấp

Căn cứ Khoản 6 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 18. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

6. Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định”.

Như vậy, bạn đã thông báo tình hình tìm kiếm việc làm tháng cuối cùng nhưng nếu sau 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp mà bạn không đến nhận tiền trợ cấp thì thời gian đóng này sẽ được bảo lưu lại.

Thứ ba, về số tháng đóng được bảo lưu của bạn

Khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

“Điều 9. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

1. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được xác định như sau:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu = Tổng thời gian  đóng bảo hiểm    thất nghiệp Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng     trợ cấp thất nghiệp

Mặt khác, theo quy định tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp. Bạn đóng bảo hiểm được 4 năm 8 tháng; tương đương 56 tháng.

Khi đó, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu = 56 tháng – 36 tháng  = 20 tháng

Thứ tư, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ Điều 49 Luật việc làm năm 2013 quy định:

“Điều 49. Điều kiện hưởng

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;…”

Như vậy, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn phải đảm bảo thời gian đóng như sau:

– Nếu là HĐLĐ mùa vụ hoặc có thời hạn dưới 12 tháng: đóng từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng.

– Nếu là HĐLĐ hoặc HĐLV từ 3 tháng trở lên: đóng từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng.

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

--> Bảo hiểm thất nghiệp có tự động bảo lưu không?

luatannam