Nghỉ dưỡng sức sau sinh cần báo với công ty hay không?
Nghỉ dưỡng sức sau sinh cần báo với công ty hay không? Chế độ dưỡng sức của lao động nữ được áp dụng trong những trường hợp nào? Tôi muốn nghỉ dưỡng sức sau sinh có phải báo với công ty nơi đang làm việc không vậy? Mức lương làm căn cứ tính tiền dưỡng sức và cách tính cụ thể như thế nào? Trong thời hạn bao nhiêu lâu kể từ ngày mà tôi nộp đầy đủ hồ sơ thì sẽ được giải quyết vậy ạ. Nhờ tư vấn giúp tôi trường hợp này, tôi xin cảm ơn tổng đài tư vấn rất nhiều khi đã hỗ trợ cho tôi.
- Trường hợp nào được hưởng dưỡng sức sau sinh và sẽ được hưởng những gì?
- Có được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh sau khi nghỉ phép năm không?
Luật sư tư vấn Chế độ thai sản trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn.. Nội dung câu hỏi Nghỉ dưỡng sức sau sinh cần báo với công ty của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, dưỡng sức của lao động nữ được áp dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định như sau:
“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sứckhỏe từ 05 ngày đến 10 ngày”
Dẫn chiếu đến Điều 33 và Khoản 1, Khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì lao động nữ thuộc một trong các trường hợp dưới đây sau thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản mà trong khoảng 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe:
+) Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý’
+) Lao động nữ sinh con;
+) Trường hợp sau khi sinh con con bị chết.
Thứ hai, về vấn đề nghỉ dưỡng sức có phải báo với công ty không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định vấn đề Nghỉ dưỡng sức sau sinh cần báo với công ty như sau:
“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.”
Theo đó, theo quy định này thì số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Do đó, cần có sự đồng ý từ phía công ty thì người lao động mới được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn, bạn cần báo với công ty về vấn đề bạn muốn nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản để công ty quyết định số ngày nghỉ cụ thể cho bạn trong trường hợp này.
Thứ ba, cách tính mức hưởng ngày nghỉ dưỡng sức
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”
Theo đó, mức hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản được quy định bằng 30% mức lương cơ sở. Lương cơ sở hiện nay theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1.490.000 đồng nên mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày theo quy định là 1.490.000 đồng x 30% = 447.000 đồng.
Thứ tư, về vấn đề thời hạn giải quyết chế độ dưỡng sức sau thai sản
Căn cứ theo quy định mới nhất tại Khoản 4 Điều 5 Quyết định 166/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 5. Trách nhiệm giải quyết và chi trả
4. Thời hạn giải quyết và chi trả
4.1. Trường hợp đơn vị SDLĐ đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
4.2. Trường hợp người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.”
Theo đó, thời hạn mà cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ dưỡng sức sau thai sản cho người lao động là trong tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động.
Trên đây là bài viết về vấn đề Nghỉ dưỡng sức sau sinh cần báo với công ty hay không?
Nếu có vấn đề còn vướng mắc về Nghỉ dưỡng sức sau sinh cần báo với công tythì bạn vui lòng liên hệ đến Dịch vụ tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp.
->Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh được tính từ thời điểm nào?