19006172

Giải quyết hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi thai bị chết lưu

Giải quyết hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi thai bị chết lưu

Cho em hỏi có phải hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi thai bị chết lưu bắt buộc phải có giấy ra viện đúng không? Nếu giấy ra viện của em bị mất rồi thì phải làm sao ạ, liệu có xin cấp lại được không? Nếu vì cấp lại mà em bị quá hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thì có được bảo hiểm châm chước cho không? Em cám ơn nhiều lắm ạ!



hồ sơ thai sản khi thai chết lưu

Tư vấn Chế độ thai sản trực tuyến qua tổng đài 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi thai bị chết lưu

Căn cứ vào điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH:

“2.2.1. Lao động n đi khám thai, sy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động thực hiện biện pháp tránh thai:

a) Trường hợp điều trị nội trú: Bn sao giấy ra viện của người lao động; trường hợp chuyn tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bn sao giấy chuyn tuyến hoặc bản sao giấy chuyn viện.

b) Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc bn sao giy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.”

Như vậy, nếu bạn nhập viện điều trị nội trú thì trong hồ sơ hưởng chế độ thai sản bạn phải có những giấy tờ sau:

  • Bản sao giấy ra viện.
  • Bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện (trường hợp chuyển tuyến khám chữa bệnh).

Thứ hai, giải quyết trường hợp bị mất giấy ra viện

Căn cứ vào điểm a Khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT:

“5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện,…có trách nhiệm:

a) Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:

– Bị mất, bị hỏng;”

Theo đó, nếu bạn bị mất giấy ra viện bạn phải đến Bệnh viện nơi cấp giấy ra viện cho bạn để xin cấp lại.

Thứ ba, về thời hạn nộp hồ sơ giải quyết chế độ thai sản

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

“Điều 14. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ thai sản

1. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 101, Điều 102 của Luật bảo hiểm xã hội và Điều 5 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

2. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.”

Theo đó, thời hạn để bạn nộp hồ sơ là 45 ngày kể từ ngày bạn trở lại làm việc.

Ngoài ra, căn cứ Điều 116 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định:

1. Trường hợp vượt quá thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 và khoản 2 Điều 110, khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản..

2. Trường hợp nộp hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trừ trường hợp do lỗi của người lao động hoặc thân nhân của người lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, nếu bạn bạn quá hạn nộp hồ sơ, bạn phải giải trình lý do nộp quá hạn với cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ cho bạn. Nội dung giải trình có thể trình bày tại Mẫu 01B-HSB. 

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

--> Thời gian nghỉ dưỡng sức sau thai sản khi thai bị chết lưu

 

luatannam