Cách tính mức trừ tỉ lệ hưởng lương hưu khi về hưu trước tuổi
Cho em hỏi về vấn đề cách tính mức trừ tỉ lệ hưởng lương hưu khi về hưu trước tuổi. Bên công ty em có một trường hợp lao động nữ làm kế toán của công ty: Đóng BHXH được 26 năm và năm nay 47 tuổi. Muốn nghỉ hưu trước tuổi ạ. Vậy khi giám định suy giảm khả năng lao động thì phải suy giảm bao nhiêu % ạ? Trường hợp được về hưu trước tuổi thì sẽ bị trừ đi bao nhiêu % tỉ lệ hưởng lương hưu? Cần chuẩn bị hồ sơ gì để giám định sức khỏe?
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Đóng BHXH được 28 năm 11 tháng thì tỷ lệ hưởng lương hưu là bao nhiêu?
- Có phải mức hưởng lương hưu cao nhất cũng chỉ được 75% có đúng không?
Dịch vụ tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, điều kiện về hưu trước tuổi đối với lao động nữ;
Căn cứ vào Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại Điều 219 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%;
b) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.”
Theo quy định trên, người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội muốn về hưu trước tuổi cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
+) Đóng BHXH đủ 20 năm;
+) Bị suy giảm khả năng lao động là 61%; Đủ tuổi về hưu đối với nữ là 51 tuổi và với nam là 55 tuổi 9 tháng;
+) Bị suy giảm khả năng lao động là 81%; Đủ tuổi về hưu đối với nữ là 46 tuổi và với nam là 50 tuổi 9 tháng;
Như vậy, người lao động nữ bên công ty bạn là năm nay 47 tuổi muốn về hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động thì phải giám định mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Thứ hai, về cách tính mức trừ tỉ lệ hưởng lương hưu khi về hưu trước tuổi
Căn cứ theo Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%”.
Bên cạnh đó, tại điểm b Khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định:
“Điều 169. Tuổi nghỉ hưu
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.”
Theo quy định trên, mốc tuổi chuẩn để về hưu trong năm 2023 là 56 tuổi đối với lao động nam và 60 tuổi 9 tháng đối với lao động nữ;
Như vậy, trường hợp người lao động bên công ty bạn năm nay 47 tuổi thì nếu đủ điều kiện về hưu theo diện suy giảm khả năng lao động thì sẽ bị tính về hưu trước tuổi là 8 tuổi do đó người lao động bên công ty bạn sẽ bị trừ 16% trong tỉ lệ nhận lương hưu.
Mức hưởng lương hưu: 45% + (26-15) *2% – 16 = 45+22-16= 51% mức bình quân tiền lương;
Thứ ba, về hồ sơ – thủ tục giám định để thực hiện chế độ hưu trí
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT thì thủ tục giám định sức khỏe để về hưu trước tuổi thực hiện theo các bước sau:
Bước 01: Lập hồ sơ;
+) Đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng thì tự mình lập hồ sơ yêu cầu giám định.
+) Đối với người lao động đang làm việc tại Doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động: Trách nhiệm lập hồ sơ thuộc về Đơn vị sử dụng lao động;
Hồ sơ yêu cầu giám định gồm:
1. Giấy giới thiệu đề nghị giám định của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng trong đó người lao động tự khai rõ trong giấy đề nghị các thương tật, bệnh tật đề nghị khám giám định;
2. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây:
– Tóm tắt hồ sơ bệnh án;
– Giấy xác nhận khuyết tật;
– Giấy ra viện;
– Sổ khám bệnh;
– Phiếu khám bệnh;
– Phiếu kết quả cận lâm sàng;
– Đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
– Biên bản giám định y khoa lần gần nhất đối với người đã được khám giám định;
3. Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Bước 2: Nộp hồ sơ: Người có trách nhiệm lập hồ sơ phải nộp 01 bộ hồ sơ như nêu tại Bước 1 đến Trung tâm giám định y khoa tỉnh.
Bước 3: Khám giám định:
– Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực của Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật.
– Trường hợp không giám định, trong thời hạn 10 ngày Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời cho cá nhân, tổ chức yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng.
Bước 4: Nhận biên bản giám định y khoa
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi Hội đồng giám định y khoa có kết luận, cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định.
Nếu còn vướng mắc về vấn đề: Tính lương hưu cho người suy giảm khả năng lao động trong năm 2020; bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn chế độ hưu trí online 24/7: 19006172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
–> Mốc tuổi để tính tỷ lệ giảm trừ lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi
- Không gộp sổ bảo hiểm có được nhận BHTN hay không?
- Thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm khi bị ung thư
- Người lao động được hưởng trợ cấp gì từ bảo hiểm khi nghỉ việc?
- Thông báo tình hình việc làm khi các Trung tâm DVVL Hà Nội đóng cửa
- Điều kiện được cấp giấy chuyển viện từ tuyến dưới lên tuyến trên