Có được hưởng BHYT khi cấp cứu tại bệnh viện tư nhân?
Có được hưởng BHYT khi cấp cứu tại bệnh viện tư nhân? Anh tôi bị tai nạn giao thông nên được người dân đưa đi cấp cứu vào phòng khám tư nhân Quận 9 và có được xác nhận là cấp cứu. Anh tôi có được hưởng BHYT không? Anh là công nhân Giầy.
- Cấp cứu ở bệnh viện tư nhân có được hưởng BHYT không?
- Có cần giấy chuyển viện để hưởng BHYT khi đi cấp cứu?
- Không mang thẻ BHYT khi cấp cứu có được BHYT chi trả không?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Với trường hợp của bạn về: Cấp cứu tại bệnh viện tư nhân; Tổng đài tư vấn trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ Khoản 6 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
“6. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm cung cấp cho người bệnh khi ra viện các giấy tờ, chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí khám bệnh, chữa bệnh để người bệnh thanh toán trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định tại các Điều 28, 29 và 30 Nghị định này.
Theo quy định trên, trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được đến khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở y tế nào và phải xuất trình các giấy tờ cần thiết trước khi ra viện để có thể được hưởng quyền lợi về BHYT.
Như vậy, anh bạn vẫn được hưởng BHYT khi được cấp cứu tại bệnh viện tư nhân tại Quận 9 với điều kiện phải xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ mà pháp luật quy định tại Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Trong trường hợp phòng khám tư nhân nơi anh bạn được cấp cứu không ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, sau khi ra viện, anh bạn cần có thêm các loại giấy tờ xác nhận tình trạng bệnh lý, các chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí khám chữa bệnh để thanh toán với tổ chức BHXH.
Về mức hưởng, bạn không nêu rõ phòng khám tư nhân tại Quận 9 đã ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế hay chưa nên trong tình huống của bạn, chúng tôi chia làm 02 trường hợp như sau:
– Trường hợp 01: phòng khám tư nhân đã ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế: Đây là trường hợp đi đúng tuyến nên mức thanh toán là mức quyền lợi cao nhất của anh bạn.
– Trường hợp 02: phòng khám tư nhân không ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế:
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì mức thanh toán lại với cơ quan bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
+) Một đợt điều trị ngoại trú tối đa không vượt quá 223.500 đồng cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương.
+) Một đợt điều trị nội trú tối đa không vượt quá 745.000 đối với cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương; 1.490.000 đồng đối với cơ sở y tế tuyến tỉnh và tương đương; 3.725.000 đồng đối với cơ sở y tế tuyến trung ương và tương đương.
Như vậy, trong trường hợp bị tai nạn và được đưa đi cấp cứu tại cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, anh bạn vẫn được hưởng BHYT và mức hưởng xác định theo phòng khám tư nhân đó đã ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế hay không.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
BHYT có hỗ trợ phí cấp cứu cho những người tham gia bảo hiểm không?
Điều trị sau cấp cứu tại bệnh viện trái tuyến có được chi trả bảo hiểm y tế?
Trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về: Cấp cứu tại bệnh viện tư nhân, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.