19006172

Năm 2023 sẽ tăng mức phạt với công ty không đóng bảo hiểm

Năm 2023 sẽ tăng mức phạt với công ty không đóng bảo hiểm

Tôi nghe nói năm 2023 có quy định mới về phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm đúng không? Vậy thì năm 2023 mức phạt với công ty không đóng bảo hiểm có tăng nhiều so với hiện nay hay không? Mong sớm được giải đáp! Tôi cám ơn nhiều!



mức phạt với công ty không đóng bảo hiểm

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm

Căn cứ Điều 62 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 62. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 01 năm 2022.

2. Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.”

Như vậy, từ ngày 17/01/2022 Nghị định 12/2022/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực và thay thế cho Nghị định số 28/2020/NĐ-CP trước đó. 

Tuy nhiên, Nghị định này chỉ hướng dẫn về vấn đề xử phạt về bảo hiểm xã hội thất nghiệp và bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm y tế được quy định riêng tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP và vẫn chưa bị sửa đổi; bổ sung hay thay thế bởi văn bản nào.

Thứ hai, về vấn đề tăng mức phạt với công ty không đóng bảo hiểm năm 2023

Căn cứ Khoản 6 và Khoản 10 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 39. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

6. Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

10. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều này;

b) Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7 Điều này từ 30 ngày trở lên.”

Đối chiếu với quy định tại Khoản 5 và Khoản 7 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP có thể thấy mức phạt tiền với hành vi không đóng bảo hiểm không tăng lên; nhưng mức lãi do hành vi không đóng thì tăng gấp đôi so với quy định trước đó.

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

--> Có bị phạt vi phạm hành chính khi truy thu bảo hiểm xã hội không?

luatannam