Xác định mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp
Mình làm cho 1 công ty nước ngoài có trụ sở tại Hà Nội; Hiện nay công ty đang đóng bảo hiểm thất nghiệp cho mình theo mức 20 lần lương tối thiểu vùng của Hà Nội trong khi đó mình đọc ở đâu đó thấy bảo mức đóng bảo hiểm tối đa chỉ là 20 lần lương cơ sở thôi. Nhờ các bạn phân định giúp tôi xem tôi đúng hay công ty đúng với ạ? Quê mình ở Nam Định dạo này dịch bệnh nên mình xin nghỉ việc về quê để tránh dịch thì mình nộp hồ sơ luôn ở đây được không? Nếu được thì làm thủ tục thế nào? Và nếu nhận như thế thì mức trợ cấp thất nghiệp tối đa mình được hưởng tính theo mức tối thiểu vùng của Hà Nội hay của Nam Định? Mình cám ơn nhiều!
- Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp ở tỉnh khác được không?
- Thời điểm bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp là khi nào?
Tư vấn bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900.6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về việc xác định mức lương làm căn cứ để đóng bảo hiểm thất nghiệp
Về mức lương tối đa để đóng bảo hiểm thất nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại điều 58 Luật Việc làm 2013:
“2. Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định…Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.”
Như vậy, do bạn làm cho công ty nước ngoài, nên chế độ tiền lương của bạn là do công ty quy định. Chính vì vậy, nếu tiền lương tháng đóng BHTN của bạn cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng, thì mức tiền lương tháng đóng BHTN của bạn sẽ bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng của Hà Nội.
Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng của Hà Nội là 4.420.000 đồng. Do đó, mức lương làm căn cứ đóng BHTN của bạn sẽ là: 4.420.000 x 20 = 88.400.000 (đồng)
Thứ hai, về việc xác định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Căn cứ Điều 50 Luật việc làm 2013 quy định về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
“1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa…không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.”
Theo đó, mức lương làm căn cứ hưởng TCTN của bạn tính dựa trên bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Chính vì vậy, mức hưởng TCTN của bạn sẽ tính theo mức lương tối thiểu vùng của Hà Nội.
Thứ ba, nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP về nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
“1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.”
Như vậy, nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp là trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương mà bạn muốn nhận trợ cấp thất nghiệp. Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, bạn có thể tự lựa chọn nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp để thuận tiện, dễ dàng cho bạn. Do đó, bạn có thể nộp hồ sơ tại thành phố Hà Nội mà không phải về Nam Định nộp.
Thứ tư, hồ sơ thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp viết theo mẫu 03 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH
- Bản chính hoặc bản sao chứng thực của một trong các giấy tờ sau: hợp đồng lao động hết hạn, quyết định sa thải, quyết định thôi việc, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.
- Sổ bảo hiểm xã hội
- Khi đi nộp hồ sơ bạn cần cầm theo giấy tờ tùy thân có ảnh
Như vậy, trong 03 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, bạn sẽ nộp hồ sơ nêu trên cho trung tâm dịch vụ việc làm do Nhà nước thành lập nơi bạn muốn hưởng TCTN.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Ngày nhận trợ cấp thất nghiệp của tháng đầu tiên
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Chồng có được hưởng chế độ thai sản khi vợ không đủ điều kiện hưởng?
- Chấn thương trong giải bóng đá do công đoàn công ty tổ chức có được coi là TNLĐ?
- Hồ sơ nhận tiền trợ cấp khi sẩy thai là bản chính hay bản sao?
- Hồ sơ hưởng chế độ cho vợ chồng nghỉ chăm con ốm năm 2021
- Vừa bị tai nạn lao động xong thì có được nghỉ chế độ dưỡng sức không?