Giáo viên nữ nghỉ thai sản trùng nghỉ hè có được nghỉ bù không?
Vợ tôi có đóng BHXH được 4 tháng rồi, bây giờ cần đóng tiếp bao nhiêu tháng nữa sẽ được hưởng thai sản? Vợ tôi là giáo viên tiểu học vậy thì thời gian thai sản trùng với thời gian nghỉ hè có được nghỉ bù không? Vợ tôi sẽ được nhận tiền thai sản của BHXH là bao nhiêu tiền vậy?
- NLĐ đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản
- Cách tính mức hưởng thai sản đối với giáo viên nữ năm 2020
Tư vấn Chế độ thai sản trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con
Căn cứ điểm b Khoản 1 và Khoản 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Lao động nữ sinh con;
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”
Như vậy, điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con của vợ bạn là bạn phải có thời gian đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Hiện vợ bạn đã đóng được 04 tháng thì vợ bạn cần đóng thêm 02 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh thì sẽ đủ điều kiện hưởng.
Thứ hai, giáo viên nữ nghỉ thai sản trùng nghỉ hè có được nghỉ bù không?
Căn cứ Điều 3 Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của GV trùng với thời gian nghỉ hè như sau:
“3. Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hằng năm là 8 tuần đối với giáo viên mầm non (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT); và 02 tháng đối với giáo viên phổ thông (khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT). Thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường. Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT).
Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ Luật lao động hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 114 Bộ Luật Lao động. Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính”.
Như vậy, giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm trước khi nghỉ thai sản hoặc lùi thời gian nghỉ phép sau khi nghỉ thai sản nhưng số ngày nghỉ được bố trí được quy định theo Điều 111 và Điều 112 Bộ luật lao động 2012; tương đương 12 ngày làm việc trong môi trường bình thường và cứ 5 năm làm việc được cộng thêm 01 ngày nghỉ hàng năm. Thời gian này bạn được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). Nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên thì phải thanh toán số ngày nghỉ hàng năm tính theo Điều 111 và Điều 112 Bộ luật lao động 2012. Do đó, trường hợp thai sản trùng hè sẽ không có quy định về việc nghỉ bù.
Thứ ba, mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Về mức hưởng thai sản căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;”
Như vậy, bạn được hưởng chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương của 06 tháng đóng BHXH trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản x với số tháng được hưởng chế độ thai sản và tối đa là 06 tháng.
Ngoài ra bạn còn được hưởng trợ cấp thai sản một lần căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.”
Như vậy, mức trợ cấp một lần của bạn bằng 02 lần mức lương cơ sở, tương ứng là 2.980.000 đồng tại thời điểm hiện nay.
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.
-> Điều kiện hưởng thai sản khi đã chấm dứt hợp đồng lao động
- Quên mang thẻ BHYT có được thanh toán lại không?
- Chế độ hưu trí cho người đã nghỉ việc ở công ty muốn tiếp tục đóng BHXH
- LĐ nữ phá thai bệnh lý 20 tuần tuổi được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Thủ tục khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động
- Đang nhận thất nghiệp mà sắp thực hiện án phạt tù có ảnh hưởng gì không?