Hưởng lương hưu khi đóng BHXH tự nguyện có được cấp thẻ BHYT?
Xin chào tổng đài, bố tôi đóng BHXH tự nguyện được 20 năm bây giờ được nhận tiền hưu trí của BHXH vậy có được cấp thẻ BHYT không? Mức hưởng BHYT của bố tôi được pháp luật quy định như thế nào? Có được 100% không và có được hỗ trợ phí vận chuyển khi chuyển tuyến không? Xin cảm ơn tổng đài đã hỗ trợ rất nhiều.
- Người lao động nghỉ hưu có được cấp thẻ bảo hiểm y tế không?
- Cán bộ hưu trí khám chữa bệnh trái tuyến được BHYT chi trả không?
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, hưởng lương hưu khi đóng BHXH tự nguyện có được cấp thẻ BHYT?
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;”
Như vậy, theo quy định trên thì người hưởng lương hưu hàng tháng sẽ được tổ chức BHXH đóng BHYT mà không yêu cầu hưởng lương hưu do đóng BHXH bắt buộc hay tự nguyện.
Do đó, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bố bạn đóng BHXH tự nguyện được 20 năm bây giờ được nhận tiền hưu trí của BHXH nên sẽ được cấp thẻ BHYT theo quy định.
Thứ hai, mức hưởng BHYT của đối tượng hưởng lương hưu
Căn cứ theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế 28
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;”
Như vậy, theo quy định trên thì khi bố bạn được cấp thẻ BHYT theo đối tượng người hưởng lương hưu hằng tháng thì sẽ có mức hưởng BHYT khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến là 95% chi phí.
Thứ ba, về chi phí vận chuyển BHYT đối với người hưởng lương hưu
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 26. Thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh
1. Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 7, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định này trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:
a) Từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh;
b) Từ tuyến huyện lên tuyến trung ương.”
Dẫn chiếu đến Khoản 3, 4, 7, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:
“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
3. Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
4. Cựu chiến binh,
7. Trẻ em dưới 6 tuổi.
8. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.
9. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác,..
11. Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.”
Theo đó, bố bạn tham gia BHYT theo đối tượng hưởng lương hưu sẽ không được hưởng chi phí vận chuyển BHYT.
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Người cao tuổi không hưởng lương hưu được hưởng bảo hiểm y tế?