Có thể đề nghị cơ quan BHXH cho nghỉ thêm hưởng chế độ ốm đau không
Chào các anh chị, em là công nhân ở Quế Võ Bắc Ninh, em mổ ở Bệnh viện Việt Đức Hà Nội và ra viện hôm nay. Trên Giấy ra viện của em bác sỹ có ghi trong phần ghi chú cho em nghỉ thêm 10 ngày ở nhà điều trị nhưng em có nhu cầu nghỉ thêm nữa để hồi phục sức khỏe tốt hơn, em trình bày với quản lý tại công ty thì họ nói em có thể lên bảo hiểm xã hội Huyện Quế Võ để xin thêm ngày nghỉ. Vậy cho em hỏi có thể xin nghỉ thêm hay không? Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau và thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau quy định như thế nào?
- Không báo giảm ốm đau thì có được hưởng chế độ ốm đau không?
- Các trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau
Hỗ trợ tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, có thể đề nghị cơ quan BHXH cho nghỉ thêm hưởng chế độ ốm đau không
Căn cứ Khoản 1 Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau”.
Đồng thời, khoản 2 Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 21. Hình thức cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và cách ghi nội dung giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
“2… Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định”.
Như vậy, theo quy định này thì điều kiện hưởng chế độ ốm đau là phải có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Do đó khi tính số ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau cho người lao động thì cơ quan BHXH sẽ căn cứ theo số ngày người lao động phải nằm điều trị ở bệnh viện và số ngày được bác sỹ chỉ định nghỉ điều trị ngoại trú ghi trên giấy ra viện trừ đi các ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết (nếu có) và ngày nghỉ hằng tuần trong thời gian đó. Do đó, số ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau không phải do cơ quan BHXH quyết định mà do cơ sở y tế có thẩm quyền chỉ định vì vậy bạn không thể xin ngày nghỉ ốm đau tại cơ quan BHXH.
Thứ hai, cách tính mức hưởng chế độ ốm đau
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.”
Theo đó, mức hưởng chế độ ốm đau theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc và mức hưởng chế độ ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Thứ ba, thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
Căn cứ theo quy định tại Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về giải quyết hưởng chế độ ốm đau:
“Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, theo quy định trên thì bạn sẽ phải nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho công ty trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Mọi ý kiến vướng mắc xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến về chế độ ốm đau 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Năm 2020 chậm nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho NLĐ bị phạt thế nào?
- Tự chuyển viện bằng xe riêng thì có được BHYT chi trả?
- Tiếp tục điều trị sau cấp cứu thì có được xác định là đúng tuyến BHYT?
- Đang nhận trợ cấp người cao tuổi có được nhận tiền tuất hàng tháng nữa không?
- Số ngày nghỉ ốm đau khi bị bênh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
- Đủ tuổi về hưu vào tháng 12 thì áp dụng chế độ hưu trí của năm nào?