Tiếp tục điều trị sau cấp cứu thì có được xác định là đúng tuyến BHYT?
Cho tôi hỏi, sau giai đoạn cấp cứu mà vẫn đang điều trị tại bệnh viện thì vẫn được coi là trường hợp đúng tuyến BHYT đúng không? Đồng nghiệp tôi được ở phòng hồi sức để tiếp tục điều trị sau cấp cứu, thì có được chi trả tiền giường bệnh hay không? Lúc đưa vào cấp cứu nên đồng nghiệp của tôi chưa làm xuất trình được thẻ BHYT thì có được hưởng BHYT hay không?
- Thế nào được coi là trường hợp cấp cứu để hưởng BHYT?
- BHYT có chi trả tiền giường bệnh những ngày nằm viện điều trị không?
Tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, tiếp tục điều trị sau cấp cứu thì có được xác định là đúng tuyến BHYT không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
6. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh”
Theo đó, khi hết giai đoạn cấp cứu, đồng nghiệp của bạn được chuyển về phòng hồi sức cấp cứu thì vẫn được xác định là đúng tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Thứ hai, bảo hiểm y tế có chi trả chi phí giường bệnh khi nằm ở khoa hồi sức cấp cứu không?
Căn cứ theo quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BYT về danh mục giá dịch vụ BHYT chi trả như sau:
Các loại dịch vụ | Bệnh viện hạng Đặc biệt | Bệnh viện hạng I | Bệnh viện hạng II | Bệnh viện hạng III | Bệnh vện hạng IV |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
Ngày điều trị Hồi sức tích cực (ICU)/ghép tạng hoặc ghép tủy hoặc ghép tế bào gốc | 782,000 | 705,000 | 602,000 | ||
Ngày giường bệnh Hồi sức cấp cứu | 458,000 | 427,000 | 325,000 | 282,000 | 251,500 |
Theo đó, tùy vào loại bệnh viện đồng nghiệp bạn đang nằm điều trị thì mức giá tiền giường bệnh sẽ khác nhau. BHYT sẽ căn cứ vào bảng giá nêu trên để chi trả trong phạm vi hưởng.
Thứ ba, chưa xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế khi cấp cứu
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 quy định về thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:
“Điều 28. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.
2. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi ra viện.”
Như vậy, trong trường hợp cấp cứu, đồng nghiệp của bạn phải xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế có ảnh trước khi ra viện. Trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thêm giấy tờ chứng minh nhân thân: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, giấy phép lái xe, hộ chiếu,…
Trên đây là bài viết về vấn đề Tiếp tục điều trị sau cấp cứu thì có được xác định là đúng tuyến BHYT?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
->Phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế bao gồm những chi phí nào?