Năm 2023 có được thay đổi mức đóng BHXH tự nguyện không?
Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề tôi muốn đóng BHXH tự nguyện để sau này có thể nhận lương hưu hàng tháng. Nhưng không biết trong năm 2023 mức đóng BHXH là bao nhiêu, có thay đổi gì so với năm 2021 hay không? Và trường hợp sau này tôi muốn thay đổi mức đóng BHXH tự nguyện thấp hơn hoặc cao hơn mức đã đóng trước đây thì có được hay không? Mong tổng đài hướng dẫn trả lời giúp em thắc mắc này với ạ, xin cảm ơn rất nhiều.
- Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu là hiện nay là bao nhiêu?
- Phương thức đóng BHXH tự nguyện theo Luật bảo hiểm xã hội mới nhất
Tư vấn bảo hiểm xã hội tự nguyện trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định về mức đóng BHXH trong năm 2023
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 10. Mức đóng
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được quy định như sau:
1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.”
Dẫn chiếu đến quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì:
“Điều 3. Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025
1. Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025
a) Tiêu chí thu nhập
– Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.”
Điều 3. Mức lương cơ sở
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.”
Như vậy, theo quy định trên thì mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng trong năm 2020 sẽ là 22% mức thu nhập tháng do bạn lựa chọn để đóng và mức thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn: cụ thể bằng 1.500.000 đồng x 22% = 330.000 đồng, Mức cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở, tương đương 1.490.000 đồng x 20 = 29.800.000 đồng.
Do đó, bạn có thể lựa chọn mức thu nhập để làm căn cứ tham gia đóng BHXH tự nguyện theo mức phù hợp với khả năng của bạn.
Thứ hai, năm 2023 có được thay đổi mức đóng BHXH tự nguyện không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 11. Thay đổi phương thức đóng, mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Việc thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện ít nhất là sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.”
Dẫn chiếu đến Điều 10 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH thì:
“Điều 10. Thay đổi phương thức đóng, mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
Ví dụ 27: Ông T tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 8/2016 và đăng ký với tổ chức bảo hiểm xã hội theo phương thức đóng hằng quý, mức thu nhập tháng lựa chọn là 4.500.000 đồng/tháng. Sau đó ông T có nguyện vọng được chuyển phương thức đóng sang 6 tháng một lần và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là 5.000.000 đồng/tháng. Thì việc thay đổi trên được thực hiện sớm nhất là từ tháng 11/2016.”
Như vậy, bạn hoàn toàn có thể thay đổi phương thức đóng BHXH tự nguyện khi có nhu cầu và sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó theo quy định.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Bảo hiểm xã hội tự nguyện trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Mức hỗ trợ của Nhà nước khi đóng BHXH tự nguyện 1 lần cho nhiều năm về sau
- Nghỉ việc trước khi sinh thì được hưởng mấy tháng thai sản
- Khi nào người lao động được nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau?
- Làm việc nặng nhọc, độc hại về hưu do tinh giản biên chế có bị trừ tỷ lệ hưu không?
- Đóng BHXH tự nguyện khi về hưu tính trung bình lương có như đóng bắt buộc?
- Cách tính thời gian nghỉ khi bị bệnh dài ngày