Sang làm việc ở chi nhánh thì có phải thay đổi nơi đóng BHXH?
Xin chào tổng đài, tổng đài cho thế tư vấn giúp tôi vấn đề này không? Công ty tôi chuyển 2 người lao động sang làm ở chi nhánh quận 12 và NLĐ được trực tiếp ký HĐLĐ với chi nhánh thì có cần làm thủ tục thay đổi nơi đóng BHXH không hay phải đóng tại trụ sở chính? Việc thay đổi công việc chuyên môn và địa điểm làm việc như vậy có cần làm thủ tục điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH không? Xin cảm ơn.
- Thay đổi nơi đóng bảo hiểm xã hội khi công ty chuyển trụ sở
- Thủ tục chuyển nơi đóng BHXH sang quận/huyện khác
Tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, sang làm việc ở chi nhánh thì có phải thay đổi nơi đóng BHXH?
Căn cứ Khoản 3 Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 04 năm 2017 hướng dẫn về phương thức đóng bảo hiểm của đơn vị như sau:
“Điều 7. Phương thức đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
3. Đóng theo địa bàn
3.1. Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.
3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó”.
Bên cạnh đó, quyết định 888/QĐ-BHXH quy định như sau:
“1. Sửa đổi, bổ sung Điểm 3.2 Khoản 3 Điều 7 như sau:
“3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ.”
Như vậy, khi bạn chuyển sang làm việc ở chi nhánh thì bạn có thể lựa chọn đóng BHXH ở chi nhánh hoặc tại công ty mẹ. Cần phải xem xét chi nhánh mà công ty bạn thành lập là chi nhánh hạch toán độc lập hay chi nhánh phụ thuộc. Nếu là chi nhánh phụ thuộc thì không cần làm thủ tục thay đổi nơi đóng BHXH. Nếu là chi nhánh hạch toán độc lập,mà người lao động được ký kết HĐLĐ với chi nhánh thì lúc này sẽ phải làm thủ tục chuyển nơi đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
Thứ hai, thủ tục chuyển nơi đóng bảo hiểm xã hội khi chuyển nơi làm việc
Căn cứ theo Phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 600a của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về hồ sơ thủ tục báo giảm khi người lao động nghỉ việc như sau:
“I Người tham gia:
1 Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH, Biên bản hội chẩn, Phiếu hội chẩn, bệnh án hoặc sổ khám chữa bệnh (Đối với người lao động nghỉ ốm đau dài ngày) (nếu có)
II Đơn vị:
1 Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (mẫu D02-TS)
2 Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) (nếu có)”
Theo đó, đơn vị bạn phải lập mẫu D02-TS để báo giảm cho 2 người lao động đó không còn đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mẹ nữa.
Đồng thời, căn cứ Phiếu giao nhận hồ sơ 620/…/SO thì hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người;
– Sổ BHXH (mẫu sổ cũ, 01 sổ/người) hoặc Tờ bìa sổ BHXH (sổ mẫu mới, 01 tờ bìa/người);
– Các tờ rời sổ BHXH;
Số lượng: 01 bộ hồ sơ.
Như vậy, khi báo giảm xong, đơn vị bạn cần thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho 2 người lao động đó. Sau khi chốt sổ, hai người lao động sẽ đi làm ở chi nhánh và ký hợp đồng lao động mới tại đó, chi nhanh sẽ thực hiện thủ tục báo tăng lao động mới và tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội (chỉ áp dụng đối với chi nhanh hạch toán độc lập)
Trên đây là ý kiến tư vấn về vấn đề sang làm việc ở chi nhánh thì có phải thay đổi nơi đóng BHXH?
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Quy định về nơi đóng bảo hiểm xã hội của công ty?
Chuyển nơi đóng bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp
- Giải quyết chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn giao thông chết
- Cách tra cứu thời hạn sử dụng của thẻ BHYT qua trang điện tử
- Quy định về thủ tục để được hoàn trả lại tiền bảo hiểm y tế
- Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa được tính theo mức lương nào theo quy định?
- Có được hưởng TCTN khi đóng BHXH không liên tục?