Mã BHYT KC4 đi khám chữa bệnh đúng tuyến được hưởng bao nhiêu %?
Xin chào tổng đài, cho em hỏi về việc cụ thể như sau: Mẹ mình có thẻ BHYT ký hiệu KC4 vậy thì khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến thì được hưởng bao nhiêu %? Còn nếu đi trái tuyến mà không có giấy chuyển tuyến thì được hưởng bao nhiêu % vậy? Mình xin cảm ơn rất nhiều
- .Tại sao thẻ bảo hiểm y tế mã KC2 bị thay đổi thành KC4?
- Quy định về mã thẻ KC4 của đối tượng tham gia kháng chiến BVTQ
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, mã BHYT KC4 đi khám chữa bệnh đúng tuyến được hưởng bao nhiêu %?
Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 2. Cấu trúc mã thẻ BHYT
c) Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng
– KC: Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước; người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975; thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến; dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trừ các đối tượng được cấp mã CC, CK và CB;
b) Ký hiệu bằng số 2: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: CK, CB, KC, HN, DT, DK, XD, BT, TS.”
Tuy nhiên, căn cứ Điểm 2.2 Công văn 4996/BHXH-CSYT quy định thì:
“2. Cấp và chuyển đổi mã quyền lợi trên thẻ BHYT
2.2. Trong thời gian chờ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1351/QĐ-BHXH ngày 16/11/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định về mã số ghi trên thẻ BHYT, để thống nhất phương thức cấp mã trên toàn quốc, BHXH các tỉnh khẩn trương phối hợp với đơn vị quản lý đối tượng rà soát, hoàn thiện và lập danh sách đổi thẻ BHYT cho các đối tượng tham gia theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP , cụ thể như sau:
– Đổi mức hưởng trên thẻ từ mã 2 sang mã 4 cho đối tượng người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP (có mã đối tượng KC), nhưng không phải là đối tượng Cựu chiến binh quy định tại Khoản 4, Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.”
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng người tham gia kháng chiến với mã KC đã được điều chỉnh mã quyền lợi từ KC2 thành KC4. Với mã KC4 thì mẹ bạn sẽ được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến BHYT.
Thứ hai, mức hưởng BHYT khi khám chữa bệnh trái tuyến
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”
Như vậy, trong trường hợp bạn đi khám chữa bệnh trái tuyến mà không có giấy chuyển tuyến thì bạn sẽ được hưởng quyền lợi với mức như sau:
+) 80% chi phí đối với bệnh viện tuyến huyện;
+) 48% chi phí đối với trường hợp nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh;
+) 32% chi phí đối với trường hợp nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương.
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- KCB vào thứ 7 chủ nhật thì có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- KCB ở bệnh viện tư thì có được hưởng BHYT như ở bệnh viện công?
- Tính BHXH 1 lần khi đóng BHXH 3 năm 3 tháng (số liệu thực)
- Thời hạn sử dụng của giấy chuyển tuyến không do nơi KCB ban đầu cấp
- Có thể lựa chọn đóng BHXH bắt buộc hay BHXH tự nguyện không?
- Hồ sơ giải quyết chế độ cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp
- Điều kiện về hưu năm 2021 cho người làm công việc khai thác than trong hầm lò