Dịch covid Chính Phủ cho phép tạm dừng đóng BHXH đúng không?
Thời điểm đủ 5 năm liên tục của BHYT là ngày 21/6/2021. Nhưng doanh nghiệp tôi đang tham gia BHXH lại nợ BHXH không đóng từ tháng 3/2020, đến nay đã tháng 7/2020 nhưng công ty vẫn chưa đóng. Nếu đến tháng 9/2020 công ty mới đóng hết số nợ BHXH đó thì BHYT 5 năm liên tục của tôi có bị ảnh hưởng không? Công ty nói do dịch covid nên chính phủ cho phép tạm dừng đóng BHXH nên họ không đóng BHXH và BHYT cho tôi thì có đúng không?
- Tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục được hưởng quyền lợi gì?
- Thời gian tham gia BHYT năm năm liên tục được hiểu như thế nào?
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp nợ tiền BHXH thì có bị gián đoạn BHYT 5 năm liên tục không?
Căn cứ theo quy định tại Công văn số 2517/BHXH-QLT hướng dẫn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:
“Căn cứ Khoản 2 Điều 47 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 và Khoản 4 QUyết định số 888/QĐ-BHXH ngày 16/7/2018 của BHXH Việt Nam quy định thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) có giá trị sử dụng tương ứng số tiền đóng BHYT, trường hợp đơn vị chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên thì đơn vị sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 49 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung. Hiện nay vẫn còn tình trạng đơn vị nợ tiền BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tại nạn bệnh nghề nghiệp (BNTNLĐ BNN) làm ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT của người lao động. Để kịp thời giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động và thẻ BHYT có giá trị sử dụng trên địa bàn thành phố đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ BNN, tháng 12/2018 cho cơ quan BHXH từ ngày 20/12/2018 đến trước ngày 3/12/2018. Căn cứ vào ngày nộp tiền, cơ quan BHXH sẽ gia hạn giá trị thẻ BHYT năm 2019 tự động cho các đơn vị, trường hợp đơn vi nợ tiền BHYT cơ quan BHXH thực hiện khóa thẻ BHYT theo quy định”
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 thì:
“Điều 12. Thẻ bảo hiểm y tế
Thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội phát hành, phản ánh được các thông tin sau:
5. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.”
Như vậy, theo quy định trên nếu công ty bạn nợ tiền BHYT thì cơ quan BHXH thực hiện việc khóa thẻ BHYT theo quy định. Công ty bạn nợ tiền BHXH không đóng từ tháng 3/2020 và đến tháng 9 công ty mới đóng hết sổ nợ, thì thời gian công ty bạn không đóng BHYT là 6 tháng. Do đó, thời gian gián đoạn BHYT của bạn đã quá 3 tháng nên thời gian đủ 5 năm liên tục của bạn sẽ được tính lại từ đầu.
Thứ hai, dịch covid Chính Phủ cho phép tạm dừng đóng BHXH đúng không?
Căn cứ theo Công văn 1511/LĐTBXH-BHXH có hiệu lực từ 04/05/2020 thì:
“1. Các trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất
Người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;
b) Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.”
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, theo quy định trên việc tạm dừng đóng BHXH chỉ thực hiện đối với quỹ hưu trí và tử tuất. Do đó, trừ quỹ hưu trí và tử tuất thì các quỹ BHXH khác người sử dụng lao động phải đóng đầy đủ cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Thẻ BHYT không ghi thời điểm đủ 5 năm liên tục
- Đang được nhận trợ cấp tuất hàng tháng mà có việc làm thì được nhận nữa không?
- Cách cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Trách nhiệm của công ty chậm mất tiền BHYT cho người lao động
- Người lao động làm 15 năm công việc nặng nhọc bị suy giảm KNLĐ
- Hủy quyết định áp dụng mức đóng TNLĐ, BNN thấp hơn bình thường khi nào?