Có giấy tạm trú có được mua thẻ BHYT ở Thành phố Hà Nội không?
Tôi hiện nay là sinh viên mới ra trường, trước đây tôi đại học nhưng vẫn chưa xin được việc và có giấy tạm trú ở quận Đống Đa Hà Nội thì có thể ra phường mua BHYT được không hay phải về quê? Nếu mua ở quê thì có thể đi chữa bệnh tại Hà Nội mà không cần phải xin giấy chuyển tuyến không?
- Có bắt buộc phải mua BHYT cùng với bố mẹ ở quê không?
- Không có sổ hộ khẩu tại nơi đang ở thì có mua thẻ BHYT được không
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, có giấy tạm trú có được mua thẻ BHYT ở Thành phố Hà Nội không?
“Điều 5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 thì:
“Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp về bảo hiểm y tế
3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã), ngoài việc thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn cho các đối tượng quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 12 của Luật này theo hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các điểm a, l và n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này; Ủy ban nhân dân cấp xã phải lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em đồng thời với việc cấp giấy khai sinh.”
Như vậy, pháp luật quy định nơi đăng ký mua bảo hiểm y tế hộ gia đình là ủy ban nhân dân nơi bạn có sổ hộ khẩu hoặc có sổ tạm trú KT3. Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn chỉ có giấy tạm trú ở quận Đống Đa thì bạn buộc phải về quê nơi có sổ hộ khẩu để mua BHYT.
Thứ hai, mua BHYT ở quê có thể đi KCB ở Hà Nội mà không cần xin giấy chuyển tuyến không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 :
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
Theo đó, bạn có thể đi khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế dưới đây (vẫn được bảo hiểm y tế chi trả mới mức hưởng như khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến):
– Cơ sở y tế nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
– Tất cả bệnh viện tuyến huyện trên cả nước.
Như vậy, trường hợp của bạn mua thẻ BHYT tại quê nếu muốn đi KCB tại Hà Nội mà không cần giấy chuyển tuyến thì bạn chỉ có thể đi khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tại Hà Nội do đã thông tuyến quận huyện trên toàn quốc.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
NLĐ có được mua thẻ BHYT tự nguyện khi nghỉ không lương?
Có bắt buộc phải mua thẻ BHYT tại nơi có sổ hộ khẩu không
- Tiền lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp của năm 2021
- Mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con
- Thân nhân có được nhận trợ cấp hàng tháng khi tôi suy giảm 37%?
- Chuyển tuyến theo yêu cầu và mức hưởng bảo hiểm y tế
- Có thể đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu mà vẫn giữ nguyên mã số BHYT không?