Đã có thẻ BHYT cựu chiến binh có phải đóng BHYT ở công ty không?
Cho tôi hỏi về vấn đề như sau: tôi là cựu chiến binh được hưởng chế độ bảo hiểm y tế 100%. Vậy tôi kí hợp đồng làm cho công ty thì có được miễn phí đóng bảo hiểm y tế công ty không vậy? Nếu không được miễn thì tôi phải đóng BHYT hàng tháng với mức bao nhiêu % lương vậy? Công ty có hỗ trợ đóng cho tôi không hay tôi phải tự đóng hết? Mong tổng đài tư vấn hướng dẫn giúp tôi. Xin cảm ơn.
- Có thẻ BHYT hộ nghèo có phải tham gia BHYT bắt buộc nữa không?
- Thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì giải quyết thế nào?
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, đã có thẻ BHYT cựu chiến binh có phải đóng BHYT ở công ty không?
Căn cứ theo điểm a Khoản 1 và Điểm d Khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“Điều 13: Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế:
2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hơp của bạn; Bạn là cựu chiến binh được hưởng chế độ bảo hiểm y tế 100%. Khi bạn kí hợp đồng lao động với thời hạn từ 3 tháng trở lên để làm việc cho công ty thì bạn vẫn phải đóng tiền tham gia BHYT ở công ty vì đối tượng người lao động được xếp trước đối tượng cựu chiến binh.
Thứ hai, mức đóng BHYT khi tham gia theo đối tượng người lao động
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì:
“Điều 18. Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.
Đối với đối tượng quy định tại Điểm 1.4 Khoản 1 Điều 17: Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng theo ngạch bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định) hoặc 4,5% tiền lương tháng ghi trong HĐLĐ (đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động); trong đó, Công an đơn vị, địa phương đóng 3%, người lao động đóng 1,5%.”
Như vậy, theo quy định trên thì hàng tháng nhóm đối tượng tham gia BHYT do NSDLĐ và NLĐ đóng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động, trong đó bạn sẽ đóng 1,5% tiền lương tháng.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Quyền lợi cho người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT
- Nâng mức hưởng BHYT cho người thuộc nhiều đối tượng
- Thời điểm được lãnh lương hưu theo diện tinh giản biên chế
- Mức hưởng bảo hiểm y tế khi tự đi khám, chữa bệnh trái tuyến
- Xin nghỉ việc không lương thì sau này có được giải quyết tiền thai sản không?
- Điều kiện để được hưởng các chế độ bảo hiểm thai sản cho lao động nữ
- Có phải lên nhận kết quả hưởng BHTN trong thời gian cách ly xã hội không