Thủ tục cấp lại thẻ BHYT cho sỹ quan quân đội khi bị mất
Chào tổng đài tư vấn, em có vấn đề như sau nhờ tổng đài tư vấn giúp em: Do sơ ý nên em làm mất thẻ BHYT, em là sĩ quan trong quân đội được nhà nước cấp thẻ BHYT vậy bây giờ để cấp lại thẻ em cần phải làm gì ạ? Sắp tới em được cử đi công tác tại khu vực biên giới thì em có thể đến bệnh viện nào khám để hưởng 100%? Em xin chân thành cảm ơn.
- Cấp lại thẻ BHYT do bị mờ mã vạch kẻ để quét QR
- Hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT khi bị mất gồm những giấy tờ gì?
Luật sư hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, thủ tục cấp lại thẻ BHYT cho sỹ quan quân đội khi bị mất
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 70/2015/NĐ-CP như sau:
“1. Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp bị mất.
3. Hồ sơ cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế
a) Trường hợp cấp lại thẻ: Đơn đề nghị cấp lại thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trường hợp đổi thẻ: Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế và thẻ bảo hiểm y tế;
c) Văn bản đề nghị và danh sách cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế do đơn vị cấp sư đoàn và tương đương lập gửi Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.”
Như vậy, khi bị mất thẻ bảo hiểm y tế, bạn cần nộp đơn đề nghị cấp lại thẻ cho đơn vị của bạn. Sau 7 ngày làm việc kể từ ngày Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc Phòng nhận đủ hồ sơ của bạn thì bạn sẽ được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.
Thứ hai, sỹ quan quân đội đi công tác thì KCB ở đâu để được hưởng BHYT 100%?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 70/2015/NĐ-CP như sau:
“1. Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này khi đi khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng quy định tại Điều 10 Nghị định này, với mức hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán đối với một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với các trường hợp sau:
b) Khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện, hoặc chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương đối với trường hợp đang công tác hoặc cư trú thường xuyên tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, hoặc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, hoặc công tác, cư trú tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
c) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nếu đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện và tương đương khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện và tương đương trong phạm vi cả nước;”
Theo đó, trường hợp khu vực biên giới bạn đang công tác là vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn thì bạn sẽ được BHYT chi trả 100% đối với trường hợp khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện; điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương. Do đó, bạn có thể lựa chọn các bệnh viện với mức hưởng BHYT cụ thể trên để được đảm bảo quyền lợi.
Trên đây là toàn bộ bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Thủ tục cấp lại thẻ BHYT cho sỹ quan quân đội khi bị mất
Thủ tục cấp lại thẻ BHYT bị mất cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp
Cấp lại thẻ BHYT sai tên so với giấy khai sinh cần những giấy tờ gì?
- Chế độ thai sản khi người lao động kí cam kết không mang thai trong một năm
- Có phải đi xin lại quyết định nghỉ việc để nộp hồ sơ nhận tiền 1 lần không
- Mất bản chính quyết định nghỉ việc thì có được hưởng TCTN không?
- Sau khi hết thời gian nghỉ ốm đau thì NLĐ có được hưởng dưỡng sức?
- Điều kiện hưởng thai sản khi có giấy của bác sỹ cho nghỉ dưỡng thai