Năm 2023 làm hồ sơ chuyển nơi hưởng TCTN thì cần những hồ sơ gì?
Cho em hỏi em muốn làm hồ sơ chuyển nơi hưởng TCTN thì cần những hồ sơ gì và được giải quyết trong thời hạn bao nhiêu lâu? Có cần chuyển nơi cấp thẻ BHYT không?
- Hồ sơ chuyển nơi hưởng TCTN gồm những giấy tờ gì?
- Có phải nộp lại thẻ BHYT khi chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Hỗ trợ tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, làm hồ sơ chuyển nơi hưởng TCTN thì cần những hồ sơ gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 22 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 22. Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định…”
Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
– Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
– Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp do trung tâm dịch vụ việc làm cung cấp
– Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
– Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, trường hợp bạn muốn làm hồ sơ chuyển nơi hưởng TCTN thì bạn phải chuẩn bị các giấy tờ hồ sơ nêu trên để nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi bạn muốn chuyển đến.
Thứ hai, thời hạn giải quyết hồ sơ chuyển nơi hưởng TCTN
Căn cứ vào khoản 4, khoản 5 và khoản 7 Điều 22 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 22. Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều này, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đi gửi thông báo về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để dừng việc chi trả trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến trừ các trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều này.
7. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp do người lao động chuyển đến, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động kèm theo bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.”
Như vậy, bạn có thể dừa vào quy định trên để biết thời hạn để giải quyết việc chuyển nơi hưởng TCTN tùy từng giai đoạn cụ thể.
Thứ ba, khi chuyển nơi hưởng TCTN có cần chuyển nơi cấp thẻ BHYT không?
Căn cứ vào khoản 3 và khoản 8 Điều 22 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“3. Khi nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.
8. Tổ chức bảo hiểm xã hội nơi người lao động chuyển đến hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, khi bạn chuyển nơi hưởng TCTN thì bạn sẽ trả lại thẻ BHYT cho tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang chi trả TCTN cho bạn. Nơi bạn chuyển đến hưởng TCTN thì tổ chức bảo hiểm xã hội ở đó sẽ cấp thẻ BHYT mới cho bạn.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc thì bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Thời hạn nhận tiền TCTN ở nơi mới khi chuyển nơi hưởng thất nghiệp
Thông báo tìm kiếm việc làm khi đang chuyển nơi nhận trợ cấp thất nghiệp
- Hướng dẫn điền tờ khai TK1-TS theo Quyết định 505/QĐ-BHXH mới nhất
- Quyền lợi đối với đối tượng DK2 khi khám chữa bệnh trái tuyến
- Người lao động 51 tuổi và suy giảm khả năng lao động 67% đã được về hưu chưa?
- Quy định mới về tăng lương hưu năm 2023
- Có được tách khẩu trước khi ly hôn để tham gia bảo hiểm y tế?