19006172

Sử dụng chữ ký số trong văn bản điện tử về BHXH

Sử dụng chữ ký số trong văn bản điện tử về BHXH

Xin chào tổng đài, tôi vừa nghe nói có thông tin mới về việc sử dụng chữ ký số trong văn bản điện tử và trên cổng giao dịch điện tử ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH), vậy cụ thể được hướng dẫn như thế nào? Chữ ký số được hiểu như thế nào? Mong tư vấn giải đáp giúp chúng tôi, xin cảm ơn.



văn bản điện tử về BHXH

Dịch vụ tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy định về chữ ký số

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Đều 3 Quyết định 1166/QĐ-BHXH về ban hanh Quy chế Cung cấp, quản lý và sử dụng chứng thư số, dịch vụ chức thực chữ ký số trong ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) như sau:

“Điều 3. Từ viết tắt và giải thích từ ngữ

2. Giải thích từ ngữ

– “Chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

+ Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;

+ Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”

Như vậy, theo quy định trên thì chữ ký số được hiểu là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký.

Thứ hai, sử dụng chữ ký số trong văn bản điện tử về BHXH

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Quyết định 1166/QĐ-BHXH thì việc sử dụng chữ ký số trong văn bản điện tử về BHXH năm 2020 cụ thể như sau: 

“Điều 7. Sử dụng chữ ký số

1. Ký số đối với văn bản điện tử

a) Văn bản điện tử phải có đủ chữ ký số của cá nhân hoặc tổ chức có trách nhiệm ký văn bản điện tử theo quy định.

b) Văn bản điện tử được ký bởi chữ ký số của cá nhân có giá trị như văn bản giấy được ký tay bởi cá nhân đó; Văn bản điện tử được ký bởi chữ ký số của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu có giá trị như văn bản giấy được ký tay bởi người có thẩm quyền đó và được đóng dấu.

c) Văn bản điện tử được số hóa từ văn bản giấy đã ký, đóng dấu được ký số bởi chữ ký số của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản có giá trị như văn bản giấy đã ký, đóng dấu khi chưa số hóa.

d) Việc ký thay, ký thừa lệnh theo quy định của pháp luật thực hiện bởi người có thẩm quyền sử dụng chữ ký số của mình, được hiểu căn cứ vào chức danh của người ký ghi trên chứng thư số.

3. Ký qua cổng thông tin điện tử

a) Các văn bản điện tử tự động ra bên ngoài được ký bởi chữ ký số của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

b) Các chứng từ điện tử tự động ra bên ngoài được ký bởi chữ ký số HSM của BHXH Việt Nam. Cổng thông tin điện tử phải đảm bảo các chứng từ điện tử đã được ký số đầy đủ và được ký bởi các cá nhân có thẩm quyền theo quy định.”

Như vậy, theo quy định mới của Quyết định 1166/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 01/10/2020 thì việc sử dụng chữ ký số đối với văn bản điện tử và ký qua cổng thông tin điện tử được thực hiện cụ thể như trên.\

Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Không tra được mã sổ BHXH trên cổng thông tin điện tử

Thủ tục đăng ký số điện thoại để tra cứu thời gian đóng BHXH ở TP. Hồ Chí Minh

luatannam