Năm 2019 nghỉ việc thì đến nay rút BHXH 1 lần được không?
Tôi làm công ty từ năm 2009 đến 2019 nghỉ việc thì đến nay là 2022 tôi rút BHXH 1 lần được không? Tôi rút được bao nhiêu tiền ạ? Tôi đóng từ t1-t9 2009 lương 1tr2, t10/2009-t6/2010 lương 1tr750, t7/2010-t12/2011 lương 2tr4, t1/2012-t12/2013 lương 2tr6, t1/2014-t12/2015 lương 3tr250, t1/2016-t9/2017 lương 4tr, t10/2017-t8/2018 lương 4tr5, t9/2018-t7/2019 lương 5tr.
Luật sư tư vấn Bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, 2019 nghỉ việc thì đến nay rút BHXH 1 lần được không?
Căn cứ tại điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định:
“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, một trong các trường hợp bạn được rút BHXH 1 lần là sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH nữa. Do đó, bạn tham gia BHXH được 10 năm 7 tháng, đến nay bạn nghỉ việc được hơn 1 năm và không tham gia đóng BHXH nữa nên hiện tại bạn có thể rút tiền BHXH một lần.
Thứ hai, mức hưởng BHXH 1 lần
Về xác định số tháng hưởng căn cứ điểm b khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 19. Bảo hiểm xã hội một lần
4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.”
Như vậy, bạn đã đóng BHXH liên tục từ 1/2009 đến 7/2019 nên tổng thời gian tham gia BHXH là là 10 năm 7 tháng và được làm tròn thành 11 năm để tính mức hưởng BHXH một lần. Lúc này:
+ Số tháng hưởng BHXH một lần từ 1/2009 đến 12/2013 = 5 x 1,5 = 7,5 tháng.
+ Số tháng hưởng BHXH một lần từ 1/2014 đến 07/2019 = 6 x 2= 12 tháng.
Theo đó, tổng số tháng hưởng của bạn là 19,5 tháng.
Về xác định mức bình quân tiền lương:
Căn cứ khoản 2 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
2.Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 20. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Mbqtl |
= |
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội |
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội |
Ngoài ra, bạn còn được hưởng hệ số trượt giá theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 36/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
Năm |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
|
Mức điều chỉnh |
1,88 |
1,72 |
1,45 |
1,33 |
1,25 |
1,20 |
1,19 |
1,16 |
1,12 |
1,08 |
1,05 |
1,02 |
1,00 |
1,00 |
|
Mbqtl = (Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH x Hệ số trượt giá) : Tổng số tháng đóng BHXH
Theo đó, Mbqtl bao gồm cả hệ số trượt giá = {[(1.200.000 x 9 + 1.750.000 x 3) x 1,88] + [(1.750.000 x 6 + 2.400.000 x 6) x 1.72] + (2.400.000 x 12 x 1,45) + (2.600.000 x 12 x 1.33) + (2.600.000 x 12 x 1,25) + (3.250.000 x 12 x 1,2) + (3.250.000 x 12 x 1,19) + (4.000.000 x 12 x 1,16) + [(4.000.000 x 9 + 4.500.000 x 3) x 1,12] + [(4.500.000 x 8 + 5.000.000 x 4) x 1,08] + (5.000.000 x 7×1.05)} : 127 = 3.716.000 đồng.
Lúc này, mức hưởng BHXH 1 lần = Mbqtl x Số tháng hưởng BHXH = 3.716.000 x 19,5 = 72.462.000 đồng.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.