19006172

Mức phạt khi dùng thẻ BHYT người khác đi KCB 

Mức phạt khi dùng thẻ BHYT người khác đi KCB 

Mọi người giúp em tra cứu thời hạn sử dụng thẻ BHYT qua mạng với ạ? Em thấy chị chỗ làm em cấp thẻ cùng ngày với em đã hết hạn nên em sợ thẻ mình cũng hết hạn thì không đi KCB được. Nếu thẻ em hết hạn thì em mượn thẻ BHYT của chị gái em đi KCB có được không ạ? Khi bị phát hiện thì em có bị phạt không tại sắp tới em muốn xuống Hà Nội khám bệnh mà sợ gia hạn thẻ mới mà không kịp?



 dùng thẻ BHYT người khác đi KCB 

Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, hướng dẫn cách tra cứu thời hạn sử dụng thẻ BHYT

Bước 1: Bạn truy cập trang website https://baohiemxahoi.gov.vn/pages/default.aspx.

Bước 2: Bạn chọn mục Tra cứu trực tuyến. Sau đó chọn mục Tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT.

Bước 3: Bạn nhập đầy đủ thông tin vào các ô trống. Những ô có dấu * là những thông tin bắt buộc cần phải điền đầy đủ.

– Mã thẻ: Nhập mã số ghi trên thẻ BHYT. VD: GD4014220497497

– Họ tên: Nhập họ và tên của bạn. VD: Nguyễn Thu Huyền

– Ngày/năm sinh: Nhập ngày, tháng, năm sinh của bạn. VD: 19/03/1999

Bước 4: Tích vào ô “Tôi không phải là người máy”

Bước 5: Bạn chọn ô “Tra cứu”.

Kết quả bạn thu được sẽ được hiển thị bao gồm: Họ tên, ngày sinh, thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nào đến ngày nào. Kèm theo là quyền lợi được hưởng khi đi khám chữa bệnh của chủ thẻ.

Thứ hai, mức phạt khi dùng thẻ BHYT người khác đi KCB 

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:

“2. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế”.

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 65. Vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh

2. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hoàn trả số tiền đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này;

b) Buộc người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này;

c) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi thẻ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Như vậy, hành vi cho mượn thẻ BHYT của bạn là trái quy định của pháp luật. Theo đó thì trong trường hợp bạn cho người khác mượn thẻ BHYT để đi khám chữa bệnh nếu chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng còn trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và buộc hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế.

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

Cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế bị phạt như thế nào?

Những trường hợp thẻ bảo hiểm y tế không còn giá trị sử dụng

luatannam