Khi chuyển đổi tượng có bị mất thời gian tham gia BHYT?
Trước đây tôi tham gia BHYT theo đối tượng hộ gia đình, vừa rồi tôi mới đi làm nên được công ty đóng BHYT và cấp cho tôi thẻ mới. Tổng đài cho tôi hỏi trường hợp của tôi có thẻ BHYT rồi có phải tham gia BHYT ở công ty không? Và liệu thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục của tôi trên thẻ cũ của tôi có bị mất đi không, tôi sợ sang thẻ mới người ta tính lại từ đầu?
- Đóng gián đoạn 4 tháng nhận thẻ BHYT 5 năm liên tục được không?
- Có bị mất thời gian đã tham gia BHYT liên tục khi chuyển đối tượng?
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, tham gia đóng BHYT theo đối tượng người lao động
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định:
“Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn trước đây tham gia BHYT theo đối tượng hộ gia đình, bây giờ đi làm thì bạn phải tham gia đóng BHYT theo đối tượng người lao động.
Thứ hai, khi chuyển đổi tượng có bị mất thời gian tham gia BHYT?
Căn cứ theo quy định Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 12. Thẻ bảo hiểm y tế
Thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội phát hành, phản ánh được các thông tin sau:
5. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng…”
Như vậy, theo quy định trên thì trước đây bạn tham gia BHYT theo đối tượng hộ gia đình và có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên, hiện tại bạn tham gia BHYT theo đối tượng người lao động thì thời gian tham gia BHYT của bạn sẽ không bị mất đi mà thời gian tham gia bảo hiểm y tế sẽ được tính là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Cách xác định thời điểm tham gia BHYT 5 năm liên tục
Thời điểm 5 năm liên tục trên thẻ BHYT có phải được dùng trong 5 năm?