Cách thức đóng tiếp BHXH tự nguyện sau 2 năm dừng đóng
Tổng đài cho tôi hỏi về vấn đề: Cách thức đóng tiếp BHXH tự nguyện sau 2 năm dừng đóng. Trước đây bác tôi có tham gia đóng BHXH tự nguyện được 2 năm đến năm 2019 thì tạm dừng đóng vì đợt đấy tôi chỉ có thu nhập thấp. Vậy bây giờ tôi có thể xin đóng tiếp không và có hình thức nào đóng tiếp mà không cần đến trực tiếp không? Ví dụ như trong qua mạng.
- Hướng dẫn đóng tiếp BHXH tự nguyện trên Cổng dịch vụ công quốc gia
- Đăng ký đóng tiếp BHXH tự nguyện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia
Tư vấn Bảo hiểm xã hội tự nguyện trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi cách thức đóng tiếp BHXH tự nguyện sau 2 năm dừng đóng của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, có thể đóng tiếp BHXH tự nguyện sau khi đã dừng đóng 2 năm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 134/2015/NĐ-CP về thời điểm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
“Điều 12. Thời điểm đóng
3. Quá thời điểm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không đóng bảo hiểm xã hội thì được coi là tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người đang tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện,nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng ….”
Như vậy, theo quy định trên, khi bạn dừng không đóng BHXH tự nguyện khoảng 2 năm thì giờ bạn vẫn có thể tiếp tục đóng, tuy nhiên bạn phải thực hiện đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, cách thức đóng tiếp BHXH tự nguyện sau 2 năm dừng đóng
Để thực hiện đăng ký tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bạn có thể tham khảo các bước như sau:
Bước 1: Để thực hiện được DVC này, chúng ta cần đăng nhập vào Cổng DVCQG (Nếu chưa có tài khoản, bạn có thể tiến hành đăng ký tài khoản một cách dễ dàng trên Cổng DVC Quốc gia).
Bước 2: Trên Menu ở Trang chủ, bạn chọn “Thanh toán trực tuyến” rồi chọn “Thanh toán BHXH, BHYT” và tiếp theo bạn chọn “Đóng tiếp BHXH tự nguyện”.
Bước 3: Nhập mã số BHXH rồi click nút “Tra cứu” (nếu bạn không nhớ mã số BHXH thì có thể ấn vào nút “Tra cứu mã số BHXH” để thực hiện tìm kiếm).
Nếu nhập đúng mã số BHXH, thông tin về người tham gia, phương thức đóng, thời gian đóng và thông tin về cơ quan BHXH sẽ được hiển thị để bạn kiểm tra.
Ở bước này, bạn lựa chọn Ngân hàng thụ hưởng của cơ quan BHXH. Tiếp đó, bạn bấm nút “Thanh toán”
Bước 4: Màn hình cổng thanh toán – Payment Platform sẽ hiển thị cho bạn lựa chọn Ngân hàng hoặc trung gian thanh toán mà bạn mở tài khoản để thực hiện việc thanh toán.
Ví dụ, chọn Ngân hàng Viettinbank rồi click vào nút “Thanh toán”.
Hệ thống sẽ điều hướng qua trang Internet Banking của Ngân hàng Viettinbank.
Bước 5: Đăng nhập tài khoản Ngân hàng của bạn để thực hiện thanh toán.
Bước 6: Hệ thống sẽ hiển thị lại thông tin thanh toán một lần nữa để bạn xác nhận. Nếu các thông tin đã chính xác, bạn click vào nút “Xác nhận”.
Bước 7: Xác nhận việc thanh toán bằng cách nhập mã OTP do Ngân hàng gửi đến điện thoại của bạn.
Bước 8: Khi thanh toán thành công, hệ thống sẽ điều hướng quay trở lại giao diện của Cổng DVC Quốc gia với thông báo “Thanh toán thành công”.
Như vậy, khi bạn tham gia đóng tiếp bạn không cần phải đến trực tiếp mà có thể đóng qua trang Dịch vụ công Quốc gia.
Nếu trong quá trình giải quyết về vấn đề cách thức đóng tiếp BHXH tự nguyện sau 2 năm dừng đóng, còn gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Có thể lựa chọn đóng BHXH bắt buộc hay BHXH tự nguyện không?
Có được đóng tiếp BHXH tự nguyện sau thời gian gián đoạn đóng BHXH bắt buộc?
- Nộp hồ sơ hưởng thai sản cho công ty tại thời điểm nào
- Có được thay đổi nhân thân trên sổ bảo hiểm sau khi cho người khác mượn
- Trợ cấp một lần đối với người bị bệnh nghề nghiệp tái phát
- LĐ nam có thể nộp bản sao giấy chứng sinh để hưởng thai sản?
- Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định như thế nào?