Các trường hợp được đóng bù BHXH tự nguyện?
Cho tôi hỏi về vấn đề: Các trường hợp được đóng bù BHXH tự nguyện? Tôi đi làm công ty và tham gia đóng BHXH từ tháng 2/2006 đến tháng 10/2018 thì nghỉ việc. Trong thời gian đó từ tháng 11/2018 đến tháng 10/2019 là tôi không tham gia đóng BHXH. Bắt đầu năm 2020 tôi mới bắt đầu đóng BHXH tự nguyện thì tôi có thể đóng bù BHXH tự nguyện trong thời gian trước đây được không? Và theo quy định hiện nay thì mức đóng là bao nhiêu?
- Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện khi đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Tham gia BHXH tự nguyện sau khi tham gia BHXH bắt buộc
Tư vấn Bảo hiểm xã hội tự nguyện trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, các trường hợp được đóng bù BHXH tự nguyện?
Trường hợp thứ nhất, đóng bù cho những tháng đã tham gia BHXH tự nguyện chưa đóng:
Căn cứ Điều 12 Nghị định 134/2015-NĐ/CP như sau:
“Điều 12. Thời điểm đóng
3. Quá thời điểm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không đóng bảo hiểm xã hội thì được coi là tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người đang tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.”
Theo đó, nếu bạn đang đóng BHXH tự nguyện nhưng bị tạm dừng do không đóng BHXH; nếu có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
Như vậy, trường hợp của bạn chưa tham gia BHXH tự nguyện mà muốn đóng bù cho thời gian trước đây thì không thuộc các trường hợp được đóng bù trên.
Thứ hai, mức đóng BHXH tự nguyện theo quy định hiện nay
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 134/2015NĐ-CP về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
“Điều 10. Mức đóng
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được quy định như sau:
1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.”
Bên cạnh đó, Điều 1 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg quy định như sau:
“Điều 1. Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020
1. Các tiêu chí về thu nhập
a) Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn.”
Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng của bạn bằng 22% mức thu nhập mà bạn kê khai. Tuy nhiên, mức thu nhập kê khai không được thấp hơn 700.000 đồng và không được cao hơn 20 tháng lương cơ sở (29.800.000 đồng).
Nếu trong quá trình giải quyết về Các trường hợp được đóng bù BHXH tự nguyện? còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Có được cộng nối thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện không?
Hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thế nào?
- Thủ tục cấp lại thẻ BHYT cho sỹ quan quân đội khi bị mất
- Trẻ dưới 6 tuổi đi khám trái tuyến tỉnh được hưởng BHYT không?
- Người lao động chấm dứt TCTN trong trường hợp nào?
- Mức hưởng thất nghiệp tối đa theo mức lương tối thiểu vùng mới 2023
- Có được hưởng BHTN khi đã đổi sang sử dụng thẻ căn cước công dân