Đóng BHXH tự nguyện có được về hưu trước tuổi không?
Bố tôi làm việc tại công ty, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 17 năm, làm việc trong môi trường đặc biệt nặng nhọc, độc hại. Bố tôi đã nghỉ việc được 2 năm nay và tham gia đóng BHXH tự nguyện được 2 năm. Năm nay bố tôi 53 tuổi thì có thể nghỉ hưu trước tuổi được không? Hiện nay bố tôi đang đóng với mức 2 triệu 3/ 1 tháng nhưng bây giờ bố tôi muốn tăng mức đóng có được không?
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Phải đóng bảo hiểm tự nguyện bao nhiêu năm để được hưởng lương hưu?
- Đóng BHXH tự nguyện 5 năm 1 lần thì khi nào được nhận lương hưu?
Tư vấn Bảo hiểm xã hội tự nguyện trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi đóng BHXH tự nguyện có được về hưu trước tuổi không? của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, đóng BHXH tự nguyện có được về hưu trước tuổi không?
Căn cứ Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 71. Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Chế độ hưu trí và tử tuất đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện như sau:
a) Có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này;”
Đồng thời, căn cứ Khoản 1 Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 219 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“Điều 73. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên
2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.”
Như vậy, theo quy định trên, nam đủ 60 tuổi 9 tháng và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mới đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo BHXH tự nguyện; và không có chế độ nghỉ hưu trước tuổi theo đối tượng người làm trong môi trường đặc biệt nặng nhọc, độc hại. Do đó, đối chiếu trường hợp của bố bạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 17 năm, làm việc trong môi trường đặc biệt nặng nhọc, độc hại, sau đó tham gia đóng BHXH tự nguyện được 3 năm thì sẽ không được về hưu trước tuổi.
Lưu ý: Chính sách về hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động theo Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội chỉ áp dung đối với những người lao động làm việc đóng được ít nhất 20 năm Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Thứ hai, thay đổi mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 11. Thay đổi phương thức đóng, mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Việc thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện ít nhất là sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.”
Như vậy, người tham gia có thể thay đổi mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Để có thể thay đổi mức đóng, bố bạn phải chuẩn bị tờ khai tham gia BHXH TK1-TS và sổ bảo hiểm xã hội để nộp tại cơ quan BHXH mình đang tham gia.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề đóng BHXH tự nguyện có được về hưu trước tuổi không?
Nếu còn vướng mắc về vấn đề đóng BHXH tự nguyện có được về hưu trước tuổi không? bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Các vấn đề liên quan đến tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Luật mới
- Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng lương hưu