Tính mức hưởng khi về hưu trước tuổi do bị suy giảm khả năng LĐ
Cho tôi tư vấn về vấn đề này với. Vợ tôi năm nay mới 52 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường. Nhưng vợ tôi bị suy giảm khả năng lao động 61% và có 24 năm đóng bảo hiểm xã hội. Nếu tháng 5/2023 này vợ tôi sẽ nghỉ việc để hưởng lương hưu thì vợ tôi cần nộp những giấy tờ gì vì vợ tôi vẫn đang làm việc tại công ty? Và mức hưởng khi về hưu trước tuổi của vợ tôi sẽ được tính như thế nào?
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Cách tính mức giảm lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi
- Thanh toán phí Giám định y khoa để hưởng lương hưu trước tuổi
Dịch vụ tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi tính mức hưởng khi về hưu trước tuổi do bị suy giảm khả năng LĐ của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, hồ sơ – thủ tục để hưởng lương hưu do bị suy giảm khả năng lao động
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH và Quyết định 222/QĐ-BHXH thì thủ tục giải quyết chế độ hưu trí khi suy giảm khả năng lao động như sau:
Bước 01: Trước thời điểm người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu về tuổi và số năm tham gia Bảo hiểm xã hội, đơn vị sử dụng lao động ra Thông báo về việc chấm dứt Hợp đồng lao động. Thời hạn ra thông báo cụ thể do Công ty tự quy định, tốt nhất nên trước 30 ngày – 45 ngày.
Tên văn bản ban hành: Thông báo chấm dứt Hợp đồng lao động với người lao động nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí.
Bước 02: Chậm nhất là trước 30 ngày, Công ty ra Quyết định nghỉ hưu cho người lao động làm căn cứ báo giảm trên Bảo hiểm xã hội và giải quyết chế độ hưu trí cho Người lao động.
Tên văn bản ban hành: Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí theo Mẫu số 12-HSB hoặc Văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí (bản chính).
Bước 03: Sau khi ban hành Quyết định nghỉ hưu, Công ty phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội để làm thủ tục Báo giảm và chốt sổ bảo hiểm cho người lao động.
– Trong hồ sơ Báo giảm bảo hiểm cho người lao động, công ty cần soạn 01 công văn và đính kèm trong hồ sơ báo giảm về việc báo giảm sớm và đóng trước tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ hưởng hưu trí
Tên văn bản ban hành: Công văn đề nghị đóng tiền Bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ hưu
Bước 04: Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ theo Bước 03, sau đó thông báo chấp thuận giải quyết hồ sơ qua email.
Bước 05: Ủy nhiệm chi đóng tiền bảo hiểm xã hội trước cho người lao động nghỉ hưu;
Bước 06: Công ty gửi hồ sơ chốt sổ Bảo hiểm xã hội và giải quyết chế độ hưu trí cho người lao động. Hồ sơ bao gồm:
– Sổ Bảo hiểm xã hội;
– Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí theo Mẫu số 12-HSB hoặc Văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí (bản chính).
– Ủy nhiệm chi đóng tiền BHXH trước cho người lao động về hưu
– Biên bản giám định y khoa;
Bước 07: Cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ hưu trí cho người lao động;
Bước 08: Cơ quan Bảo hiểm xã hội trả Quyết định nhận lương hưu cho người lao động và các giấy tờ liên quan.
Bước 09: Người lao động nhận Quyết định hưởng lương hưu và các giấy tờ liên quan khác nhập đến cơ quan BHXH quận/huyện nơi thường trú để nhận trợ cấp lương hưu hằng tháng.
Thứ hai, tính mức hưởng khi về hưu trước tuổi do bị suy giảm khả năng LĐ
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 59/ 2015/TT-BLDTBXH quy định như sau:
“1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 16 của Thông tư này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%….“
Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định về cách tính tỷ lệ mức hưởng lương hưu như sau:
“1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
2. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:
a) Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;..“
Như vậy, tính mức hưởng khi về hưu trước tuổi do bị suy giảm khả năng LĐ của vợ bạn được tính như sau:
– 15 năm đầu được tính bằng 45%;
– Từ năm thứ 16 đến năm thứ 24 là 9 năm, tính thêm: 9 x 2% = 18%;
– Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 18% = 63%
– Vợ bạn nghỉ hưu trước tuổi 56 theo quy định là 4 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm: 4 x 2% = 8%;
Vậy tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của vợ bạn là 63% – 8% = 55%.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Tính mức hưởng khi về hưu trước tuổi do bị suy giảm khả năng LĐ. Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Mức suy giảm khả năng lao động tăng khi giám định lại, có được bồi thường?
- Đóng bảo hiểm được 8 tháng có được hưởng TCTN và tiền một lần hay không?
- Nhận BHTN thì hàng tháng có phải đi khai báo tình hình tìm kiếm việc làm không
- Hướng dẫn tạm dừng đóng BHXH khi bị thiệt hại do dịch Covid tại Hà Nội
- Thay đổi giá dịch vụ phẫu thuật thay động mạch chủ