Thẻ BHYT K2 khi đi KCB có được hỗ trợ thêm chế độ khác không?
Tổng đài cho hỏi tôi trên thẻ BHYT của tôi có ghi K2 thì có ý nghĩa là gì vậy ạ? Tôi đang nằm viện ngoài việc được hưởng chi phí KCB miễn phí thì tôi có được hỗ trợ thêm gì không ạ?
- Thẻ BHYT K2 được chi trả như thế nào theo quy định?
- Hỗ trợ tiền ăn cho người có bảo hiểm y tế K2 đi khám chữa bệnh
Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn về thẻ BHYT K2 khi đi KCB có được hỗ trợ thêm chế độ khác không đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, thẻ BHYT ký hiệu K2 có ý nghĩa gì?
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 4 Quyết định 1351/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 4. Mã nơi đối tượng sinh sống
Mã nơi đối tượng sinh sống, gồm 02 ký tự ký hiệu vừa bằng chữ vừa bằng số, cụ thể:
2. Ký hiệu K2: là mã nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, dẫn chiếu đến trường hợp trên thẻ BHYT của bạn có ký hiệu K2 có nghĩa là mã nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Thứ hai, thẻ BHYT K2 khi đi KCB có được hỗ trợ thêm chế độ khác không?
Căn cứ vào Khoản 1 và Khoản 3 Điều 1 Quyết định 14/2012/TTg-CP quy định như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo như sau:
1. Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 2. Đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ khám, chữa bệnh theo Quyết định này gồm:
1. Người thuộc hộ nghèo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo.
2. Đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ….
3. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 4. Các chế độ hỗ trợ
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, quản lý và sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo quy định sau:
1. Hỗ trợ tiền ăn cho các đối tượng thuộc khoản 1 và 2 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên với mức tối thiểu 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày.
2. Hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện cho các đối tượng thuộc khoản 1 và 2 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.
a) Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở y tế chuyển người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng và các chi phí cầu, phà, phí đường bộ khác (nếu có). Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh.
b) Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Thanh toán chi phí vận chuyển một chiều đi cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km cho một chiều đi tính theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng. Cơ sở y tế chỉ định chuyển bệnh nhân thanh toán chi phí vận chuyển cho người bệnh, sau đó thanh toán với Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo.
3. Hỗ trợ một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế mà các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg phải đồng chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn Luật đối với phần người bệnh phải đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên…”
Như vậy, trường hợp bạn thuộc đối tượng K2 ngoài mức hưởng BHYT 100% chi phí điều trị bạn còn được hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ tiền đi lại, hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến. Mức hưởng sẽ căn cứ vào ngân sách của từng địa phương để địa phương quyết định mức cụ thể.
Trên đây là bài viết về thẻ BHYT K2 khi đi KCB có được hỗ trợ thêm chế độ khác không?
Mọi thắc mắc về thẻ BHYT K2 khi đi KCB, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn; giải đáp trực tiếp.
Quyền lợi của đối tượng K2 khi đi khám bệnh trái tuyến tỉnh
Mức hưởng BHYT cho đối tượng K2 khi đi công tác tại tỉnh khác
- Mổ mắt điều trị loạn thị có được hưởng bảo hiểm y tế?
- Chấp hành án phạt tù xong làm thế nào để được nhận tiếp lương hưu?
- Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc ở công ty
- Cách ghi tổng thời gian hưởng khi lập danh sách đề nghị giải quyết chế độ ốm đau
- Chuẩn bị giấy tờ gì để làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp?