Khi nào nghỉ thai sản được tính là thời gian tham gia BHXH?
Vừa qua tôi nghỉ việc tại công ty và nhận được sổ bảo hiểm xã hội từ phòng nhân sự. Khi kiểm tra sổ bảo hiểm xã hội thì tôi nhận thấy có thời gian nghỉ thai sản được tính là thời gian tham gia BHXH, có thời gian lại không, cụ thể như sau:
– Năm 1995 tôi sinh con thứ nhất và được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trong thời gian 5 tháng nhưng không được coi là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
– Năm 2003 tôi sinh con thứ hai và cũng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nhưng thời gian này lại được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
Tôi không biết là cơ quan bảo hiểm xã hội có sự sai sót trong quá trình in sổ bảo hiểm xã hội cho tôi không nhưng khi tôi thắc mắc với công ty thì không được trả lời thỏa đáng.
Kính mong luật sư tư vấn cho tôi việc sổ bảo hiểm xã hội của tôi được ghi như vậy là đúng hay sai? Nếu sai thì tôi có thể nhờ cơ quan nào can thiệp và giải quyết?
- Nghỉ thai sản có được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội?
- Thời gian nghỉ thai sản có được tính là tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
- Nghỉ chế độ thai sản có phải đóng bảo hiểm y tế?
Tư vấn chế độ thai sản:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Đối với những người lao động nữ sinh con vào năm 1995 thì chế độ thai sản được giải quyết theo Điều lệ Bảo hiểm xã hội năm 1995 và Thông tư 06/TT-LĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều để thực hiện Điều lệ Bảo hiểm xã hội. Trong cả hai văn bản này đều không quy định thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, đến Nghị định 01/2003/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội 1995 có bổ sung Điều 36a như sau:
”Điều 36a. Thời gian người lao động nữ nghỉ việc trước và sau khi sinh con theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 và thời gian người lao động nghỉ việc để nuôi con nuôi sơ sinh theo quy định tại Điều 13 Điều lệ này được tính là thời gian để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Trong thời gian nghỉ này, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội mà do quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm.”
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 2 Nghị định 01/2003/NĐ-CP về hiệu lực thi hành:
“Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2003.
Không tính lại chế độ bảo hiểm xã hội cho các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành”.
Theo đó thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Nghị định 01/2003/NĐ-CP có hiệu lực, tức là ngày 01 tháng 01 năm 2003.
Tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172
Tóm lại, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của bạn trong năm 1995 không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản vào năm 2003 được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. Như vậy, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội thể hiện trên sổ bảo hiểm xã hội của bạn không bị sai sót.
Ngoài ra, nếu bạn đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí khi nghỉ việc, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại bài viết:
Thời gian nghỉ ốm đau có được tính đóng bảo hiểm xã hội?
Đang điều trị tai nạn lao động có được đóng bảo hiểm xã hội
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Có cần xác nhận của bác sỹ khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh?
- Không nghỉ việc chăm sóc con có được hưởng bảo hiểm ốm đau không?
- Không có giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có được hưởng thai sản?
- Thời điểm lao động nam có thể nghỉ hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con
- Có phải lên trình diện để hưởng BHTN trong thời gian sinh con không