Giấy tờ xác định tham gia BHYT cựu chiến binh khi đã phục viên, xuất ngũ
Chào tổ tư vấn pháp luật, bố tôi là cựu chiến binh và muốn được cấp thẻ BHYT cựu chiến binh. Có phải nếu được công nhận là cựu chiến binh thì mức hưởng BHYT của bố tôi sẽ là 100% đúng không? Bố tôi đã phục viên, xuất ngũ thì cần giấy tờ gì chứng minh thuộc đối tượng cựu chiến binh ạ? Xin cảm ơn rất nhiều.
- Bị mất hồ sơ thì có đủ điều kiện để đổi mã quyền lợi BHYT Cựu chiến binh không?
- Quân nhân theo Quyết định 142/2008 có được hưởng BHYT cựu chiến binh?
Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn về Giấy tờ xác định tham gia BHYT cựu chiến binh khi đã phục viên, xuất ngũ đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, mức hưởng BHYT của đối tượng cựu chiến binh
Căn cứ theo quy định Khoản 4 Điều 3 và Điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
4. Cựu chiến binh,
Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;”
Như vậy, nếu bố bạn thuộc đối tượng cựu chiến binh thì bố bạn sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí và được hưởng 100% chi phí KCB khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến.
Thứ hai, giấy tờ xác định tham gia BHYT cựu chiến binh khi đã phục viên, xuất ngũ
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 30/2020/TT-BYT thì đối với đối tượng cựu chiến binh đã phục viên, xuất ngũ thì cần phải chuẩn bị một trong số các giấy tờ sau để chứng minh việc thuộc đối tượng được cấp thẻ BHYT và hưởng BHYT với mức 100%, cụ thể:
– Quyết định phục viên, xuất ngũ (thôi việc);
– Lý lịch cán bộ hoặc bản Trích yếu 63 đối với sĩ quan;
– Lý lịch quân nhân;
– Thẻ quân nhân;
– Phiếu quân nhân;
– Lý lịch đảng viên được lập từ trước ngày cựu chiến binh phục viên, xuất ngũ (thôi việc);
– Quyết định hưởng trợ cấp theo quy định tại một trong các văn bản sau đây:
+ Nghị định số 500-NĐ/LB ngày 12 tháng 11 năm 1958 của liên Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Cứu tế Xã hội quy định thể lệ trợ cấp dài hạn cho những quân nhân tình nguyện được phục viên vì ốm yếu mà không có khả năng lao động;
+ Nghị định số 111-NĐ ngày 22 tháng 6 năm 1957 của Bộ Quốc phòng quy định cụ thể những khoản trợ cấp cho quân nhân phục viên;
+ Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ 31 tháng 12 năm 1960 trở về trước;
+ Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;
+ Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ;
+ Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;
+ Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;
+ Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Trên đây là bài viết về vấn đề Giấy tờ xác định tham gia BHYT cựu chiến binh khi đã phục viên, xuất ngũ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Đối tượng nào được xác nhận là cựu chiến binh theo quy định mới?
Mã thẻ BHYT của đối tượng vừa hưởng hưu trí vừa là cựu chiến binh
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề thắc mắc về Giấy tờ xác định tham gia BHYT cựu chiến binh khi đã phục viên, xuất ngũ bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Giấy chuyển tuyến có thể dùng trong thời hạn bao lâu?
- Hướng dẫn người lao động tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội
- Gián đoạn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?
- Hồ sơ báo tăng lao động có cần CMTND và sổ hộ khẩu không?
- Lao động nam có được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con?