So sánh các quyền lợi khi nghỉ chờ hưu hoặc đóng tiếp bảo hiểm xã hội
Hiện nay, rất nhiều người khi đã đóng đủ thời gian bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ tuổi để nghỉ hưu thường hay băn khoăn giữa việc nên đóng tiếp bảo hiểm xã hội hay nghỉ việc để chờ đủ tuổi về hưu. Lựa chọn theo phương án nào sẽ lợi hơn? Dưới đây là một tình huống thực tế giúp người đọc tham khảo cho trường hợp của mình (Tình huống được tính toán dựa trên số liệu cụ thể và hồ sơ do khách hàng cung cấp).
I. Thông tin cơ bản
– Anh Vương Quang Hiến sinh ngày 01/04/1966, đóng bảo hiểm xã hội 33 năm 9 tháng;
– Mức lương bình quân trong 33 năm 9 tháng đóng bảo hiểm xã hội của anh Hiến hiện tại là: 7.166.759đ/tháng
– Mức hưởng lương hưu nếu như anh Hiến ý định về hưu sớm vào năm 2021 là 65% tương đương mức: 4.369.504 đồng/tháng
Anh Hiến cần tư vấn: Nếu anh chấm dứt Hợp đồng lao động ở công ty và chờ đến khi đủ tuổi đề làm chế độ hưu trí hoặc anh chấm dứt hợp đồng lao động và chuyển sang đóng nhờ bảo hiểm ở công ty vợ thì làm cách nào sẽ lợi hơn?
Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
Dịch vụ tính bảo hiểm xã hội một lần chính xác
II. Căn cứ tư vấn
1. Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
2. Bộ luật lao động năm 2019
III. Tư vấn, so sánh các trường hợp
1. Trường hợp 01: Anh Hiến dự định chấm dứt hợp đồng lao động và chờ đủ tuổi về hưu vào năm 2028
a. Quyền lợi về trợ cấp thôi việc
– Theo quy định của Điều 46 Bộ luật lao động năm 2019 thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc của anh tính tổng là 33 năm 9 tháng làm việc trừ đi thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2009 đến 6/2021 là 13 năm 6 tháng. Như vậy, thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc của anh là: 20 năm 3 tháng.
– Quyền lợi về trợ cấp thôi việc:
+ Tiền lương làm căn cứ tính hưởng trợ cấp thôi việc: 14.232.400 đ
+ 20 năm 3 tháng được làm tròn là 20.5 năm hưởng 10.25 tháng trợ cấp thôi việc
Như vậy, mức hưởng trợ cấp thôi việc của anh là: 10.25 tháng * 12.232.400 = 145,882,100
– Quy trình nghỉ việc:
+ Anh chỉ cần báo trước cho công ty 45 ngày (HĐLĐ không xác định thời hạn) hoặc 30 ngày (HĐLĐ xác định thời hạn) để nghỉ việc.
+ Khi nghỉ việc anh đề nghị công ty trả quyết định thôi việc để đi làm thủ tục hưởng tiền thất nghiệp
b. Quyền lợi về trợ cấp thất nghiệp
– Anh đóng được 13 năm 6 tháng bảo hiểm thất nghiệp thì anh được nhận tối đa là 12 tháng trợ cấp thất nghiệp. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mỗi tháng của anh là: 8,539,440 đồng/tháng. Theo đó, anh được nhận 12 tháng thất nghiệp. Tổng tiền thất nghiệp 12 tháng là: 102,473,280 đồng.
– Lưu ý:
– Anh được nhận 12 tháng thất nghiệp nhưng không được nhận 1 lần mà mỗi tháng nhận 1 lần. Hằng tháng anh phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo tình hình việc làm và nhận tiền thất nghiệp.
– Trong 12 tháng nhận trợ cấp thất nghiệp anh được cấp thẻ BHYT dùng miễn phí có thời hạn 12 tháng, mức hưởng là 80% chi phí khám chữa bệnh
– Hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp gồm có: sổ BHXH, chứng minh thư, quyết định nghỉ việc, 2 ảnh 4 6. Anh nộp tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh nơi anh ở để thuận tiện làm hồ sơ.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
c. Quyền lợi chế độ hưu trí
– Do anh đã đủ số năm đóng BHXH (33 năm 9 tháng) để hưởng lương hưu nhưng hiện nay tuổi về hưu chưa đủ. Do đó, anh phải chờ tuổi là đủ 62 tuổi (khoảng năm 2028). Khi đó, tỷ lệ hưởng lương hưu của anh là 73% * 7.166.759đ = 5,231,734 đồng/tháng lương hưu.
– Tuy nhiên, anh cần lưu ý, từ thời điểm nhận xong trợ cấp thất nghiệp tức khoảng tháng 7/2022 trở đi, anh sẽ phải tự mua BHYT để dùng đến khi được hưởng lương hưu vào năm 2028. Vậy anh phải bỏ tiền đóng BHYT 5 năm (800.000 đồng/năm =) 5 năm mức tiền là 4tr). Sau đó, từ 2028 khi được hưởng lương hưu anh sẽ được nhà nước cấp BHYT dùng miễn phí với mức hưởng 95% chi phí khám chữa bệnh.
2. Trường hợp 02: Anh Hiến dự định chấm dứt hợp đồng lao động và chuyển sang đóng nhờ BHXH công ty vợ cho đến khi đủ hưu 2028
a. Quyền lợi trợ cấp thôi việc: anh vẫn được nhận trợ cấp thôi việc giống như trường hợp 1 là: 145,882,100 đồng
b. Quyền lợi trợ cấp thất nghiệp: sau khi nghỉ việc ở công ty điện Đông Anh anh nên nhận trợ cấp thất nghiệp hết 12 tháng, sau khi nhận hết 12 tháng thất nghiệp thì anh chuyển sang đóng BHXH ở công ty vợ. Số tiền thất nghiệp nhận của 12 tháng là: 102,473,280 đồng.
c. Đóng BHXH tại công ty vợ từ tháng 7/2022 trở đi sau khi nhận xong trợ cấp thất nghiệp.
– Số tiền anh phải đóng từ 7/2022 đến 12/2027 là 66 tháng. Mỗi tháng anh đóng 32% * 10 triệu. Vậy số tiền anh phải đóng của 66 tháng: 211,200,000 đồng.
=) Với số tiền bỏ ra là 211 triệu quyền lợi anh nhận về là: được dùng thẻ BHYT đến khi về hưu năm 2028 và nhận quyền lợi hưu cao hơn 1 chút, cụ thể:
+ Mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính hưu tăng lên là: 7.563.773 đồng (mức hiện tại là: 7.166.759 đồng)
+ Mức hưởng lương hưu: 75%* 7.563.773 = 5,672,830 đồng
Lưu ý:
– Mức hưu về sơm 2021 là: 4.658.393 đồng/tháng
– Mức hưu nghỉ chờ đủ tuổi (trường hợp 1) 5.231.734 đồng/tháng
– Mức hưu đóng thêm ở công ty vợ đến 2028 là: 5.672.830 đồng/tháng
+ Nhận trợ cấp 1 lần khi về hưu là 2.25 tháng * 7.563.773 = 17,018,489 đồng.
Vậy, khi đóng thêm 66 tháng BHXH ở công ty vợ với mức lương 10tr/tháng anh được gì và mất gì:
Mất 211 triệu để đóng BHXH
Được:
– Dùng thẻ BHYT từ khi đóng 7/2022 đến khi nghỉ hưu
– Được nhận hưu cao hơn khoảng 441.096 đồng/tháng so với việc chờ hưu ở TH1
– Được nhận trợ cấp 1 lần khi về hưu là: 17,018,489 đồng
Vậy, anh nhận thất nghiệp xong và chờ đến 2029 anh được gì và mất gì:
Mất: không mất gì
Được:
– Hưởng lương hưu với mức: 5.231.734 đồng/tháng
– Tự bỏ 4tr mua BHYT dùng đến khi hưu 2028
– Không được trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu là 17 000 000 đồng