Hướng dẫn kê khai lao động trên Phần mềm BHXH điện tử
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm BHXH, mỗi phần mềm có cách thiết kế và cách dùng khác nhau. Tuy nhiên, trước khi được bán ra thị trường thì hệ thống phần mềm BHXH đó sẽ được Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt cấAp phép. Do đó, về bản chất việc kê khai hồ sơ BHXH trên các phần mềm là giống nhau, nếu có khác thì chỉ khác trong cách thao tác, cách sử dụng phần mềm Bảo hiểm xã hội. Do đó, trong bài viết này, Tổng đài tư vấn 1900 6172 sẽ hướng dẫn Kê khai lao động trên phần mềm BHXH điện tử nói chung và sẽ lấy hình ảnh minh họa của Phần mềm BHXH ebh để hướng dẫn, giải thích.
- Tổng đài tư vấn Bảo hiểm xã hội điện tử 1900 6172
- Có được truy thu tiền đóng BHXH do nộp hồ sơ điện tử chậm?
- Hướng dẫn cách tra cứu mã số BHXH trên trang điện tử năm 2022
Luật sư tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172
Khi thêm thông tin lao động trên bất kỳ phần mềm BHXH nào đều có 04 phần phải kê khai đó là: (1) Phần thông tin chung; (2) Phần thông tin tham gia BHXH, BHYT; (3) Phần quá trình tham gia BHXH, BHYT; (4) Phần thành viên hộ gia đình. Theo đó, khi kê khai, Doanh nghiệp cần kê khai đầy đủ theo hướng dẫn sau:
(1) Phần thông tin chung: Khi kê khai các nội dung cần lưu ý:
– Họ và tên: Ghi đầy đủ họ và tên của người lao động đang kê khai;
– Mã NLĐ: Đây là mã do đơn vị tự tạo và tự quản lý, do đó, Doanh nghiệp có thể kê khai hoặc bỏ qua;
– Tình trạng: Đây là trạng thái người lao động như đang kê khai; đang nghỉ KL, đang ốm đau hoặc đang thai sản….. Doanh nghiệp có thể chọn tương ứng để quản lý.
– Ngày sinh: Ghi chi tiết ngày tháng năm sinh của người lao động, chọn định dạng phù hợp ngày/tháng/năm hoặc tháng/năm hoặc chỉ có năm sinh.
– Giới tính: Chọn nam hoặc nữ;
– Phần Quốc tịch, dân tộc: Ghi đầy đủ theo thông tin chứng minh thư/căn cước công dân
– Email và số điện thoại: Phần email không có thì bỏ qua nhưng số điện thoại là bắt buộc kê khai nhằm phục vụ cho việc tra cứu thông tin BHXH sau này. Do đó, cần kê khai chính xác số điện thoại và email của người lao động đó mà không được để theo số điện thoại hay email của công ty;
– Phòng ban/chức vụ/địa chỉ làm việc: ghi đầy đủ các thông tin. Lưu ý phần chức vụ phải ghi rõ là nhân viên kinh doanh, nhân viên kế toán… Nếu chỉ ghi “nhân viên” thì bên BHXH nhiều nơi sẽ từ chối vì chức vụ không rõ ràng.
– Vùng sinh sống: Mục này có thể bỏ qua;
– Số CMND/CCCD/HC, ngày cấp, nơi cấp: Điền đầy đủ theo số căn cước công dân, nếu NLĐ không có căn cước công dân thì yêu cầu về Công an địa phương xin mã định danh để thực hiện kê khai.
– Địa chỉ khai sinh (nguyên quá): Ghị nơi khai sinh theo thông tin căn cước công dân hoặc sổ hộ khẩu;
– Địa chỉ thường trú: ghi theo địa chỉ trên sổ hộ khẩu;
– Địa chỉ liên hệ: là địa chỉ mà cơ quan BHXH sẽ gửi hồ sơ hoặc liên hệ với người lao động do đó, có thể ghi theo địa chỉ bất kỳ đâu mà người lao động mong muốn. Tuy nhiên, nên ghi theo địa chỉ thường trú.
(2) Thông tin vị trí làm việc và loại hợp đồng lao động:
– Tại mục thông tin vị trí việc làm: nếu người lao động thuộc đối tượng nhà quản lý thì điền vào cột nhà quản lý, nếu người lao đọng là chuyên viên bậc cao thì điền vào cột chuyên viên bậc cao, nếu người lao động là chuyên viên bậc trung thì điền vào cột chuyên viên bậc trung, nếu thuộc trường hợp khác thì điền vào cột ngành nghề khác.
– Tại mục thông tin hợp đồng lao động: Người lao động thuộc loại hợp đồng nào thì điền thông tin vào loại hợp đồng đó.
(3) Phần thông tin tham gia BHXH, BHYT:
– Số sổ BHXH = Mã BHXH: ghi mã số BHXH của người lao động, nếu họ chưa có mã BHXH thì có thể xem 10 số cuối trên thẻ BHYT hoặc tra cứu tại trang sau: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx
– Số hợp đồng, Loại hợp đồng, Ngày hiệu lực, Ngày ký: Ghi các thông tin theo Hợp đồng lao động đã ký với người lao động;
– Tiền lương/Hệ số lương: Ghi mức tiền lương theo Hợp đồng lao động của người lao động
– Phụ cấp chức vụ, Phụ cấp thâm niên, phụ cấp thâm niên nghề: những khoản phụ cấp này chỉ áp dụng với đối tượng làm hưởng lương hệ số nhà nước. Nếu Doanh nghiệp kê theo mức lương sẽ không điền những ô này.
– Phụ cấp lương, những khoản bổ sung khác: Nếu có thì ghi, không có thì bỏ trống
– Tỷ lệ đóng: chọn 32%
– Lương tối thiểu vùng: Chọn vùng lương theo địa chỉ trụ sở của công ty theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP;
– Nơi khám chữa bệnh ban đầu: lựa chọn bệnh viện nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu của người lao động;
(3) Phần quá trình tham gia BHXH, BHYT: (Phần này không bắt buộc kê khai nên có thể bỏ qua)
(4) Phần thành viên hộ gia đình:
Nếu người lao động đã có mã BHXH thì không phải kê khai, nếu người lao động chưa có mã BHXH hoặc có mã BHXH rồi nhưng chưa đồng bộ thì bắt buộc phải kê khai phụ lục thành viên hộ gia đình.
– Thông tin chung: điền thông tin mã hộ gia đình (nếu tra được mã), họ tên chủ hộ theo sổ hộ khẩu, số điện thoại của chủ hộ, loại giấy tờ: chọn loại giấy tờ làm căn cứ kê khai như sổ hộ khẩu, sổ tạm trú…; ghi số giấy tờ vào cột số giấy tờ.
– Địa chỉ hộ khẩu: ghi địa chỉ hộ khẩu theo như thông tin trên sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú ghi đầy đủ từ thôn, xóm,xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố;
– Phần bảng để kê khai các thành viên trong hộ gia đình: Lưu ý trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú có những thành viên nào thì phải kê khai đầy đủ
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Tổng đài tư vấn Bảo hiểm xã hội điện tử 1900 6172
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về kê khai bảo hiểm xã hội điện tử; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Giáo viên hợp đồng có được hưởng thai sản khi sinh con vào năm 2021?
- NLĐ kí kết HĐLĐ mùa vụ có phải đóng BHXH không?
- Đóng BHXH bắt buộc được 10 năm có được trợ cấp tuất hàng tháng không?
- Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội theo Quyết định 595/QĐ-BHXH
- Sinh con khi đã nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không?