Cấp lại thẻ BHYT ở bất kỳ nơi đâu
Thẻ BHYT của tôi mua theo hộ gia đình. Sau đó tôi lên Hà Nội làm việc và không may bị mất. Vậy cho tôi hỏi tôi cấp lại ở đâu ạ? Cấp tại Hà Nội được không hay phải về quê ạ? Xin hướng dẫn tôi thủ tục cấp lại ạ
- Muốn đi khám chữa bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT làm thế nào?
- Thời gian cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trong bao lâu?
- Đổi lại thẻ BHYT có được hưởng BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Theo quy định tại Công văn sô 2701/BHXH-TST về việc cấp lại, đổi thẻ BHYT không thay đổi thông tin
“Người dân tham gia BHYT khi đi công tác, học tập, du lịch… ở địa phương khác bị mất thẻ BHYT hoặc thẻ BHYT bị rách, nát, hỏng… có nhu cầu cấp lại, đổi thẻ BHYT (không thay đổi thông tin) để khám chữa bệnh, BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hướng dẫn người dân sử dụng thiết bị di động thông minh cài đặt ứng dụng VssID và sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng này để khám bệnh, chữa bệnh BHYT, không thực hiện cấp đổi thẻ BHYT giấy.
Trường hợp người dân tham gia BHYT không sử dụng thiết bị di động thông minh, BHXH cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện việc cấp lại, đổi thẻ BHYT giấy theo mẫu thẻ BHYT ban hành tại Quyết định số 1666/QĐ-BHXH ngày 03/12/2020 của BHXH Việt Nam. Thời hạn giải quyết trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.”
Theo quy định trên thì người dân khi tham gia BHYT có thể làm thủ tục cấp lại thẻ BHYT tại bất kì cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện nào.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn, bạn bị mất thẻ BHYT và đang làm việc ở Hà Nội thì có thể làm thủ tục cấp lại thẻ BHYT tại các cơ quan BHXH ở Hà Nội mà không phải về quê.
Căn cứ theo Quyết định 896/QĐ-BHXH, thủ tục cấp lại thẻ BHYT bị mất mà không thay đổi thông tin, cụ thể như sau:
Bước 1: Bạn lập hồ sơ để nộp cho cơ quan BHXH
Hồ sơ bao gồm:
-Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS)
– CCCD
– Sổ hộ khẩu, hoặc sổ tạm trú ( Cả bản chính và bản sao )
Bước 2: Bạn tiến hành nộp hồ sơ
Bạn nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH quận, huyện nơi mà bạn tiện cho công việc của mình nhất qua các hình thức khác như:
– Qua giao dịch điện tử: người tham gia đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua bưu chính.
– Qua Bưu chính.
– Trực tiếp tại bộ phận 1 cửa cơ quan BHXH
Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ của bạn và giải quyết theo quy định
Bước 4: Bạn nhận kết quả giải quyết.
– Nhận kết quả đã giải quyết theo các hình thức đã đăng ký.
– Bạn nhận được thẻ BHYT mới, được trả trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác có liên quan như:
- Thủ tục khám chữa bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT
- Thủ tục đổi thẻ BHYT khi thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu
Nếu còn vấn đề gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.