Nội dung câu hỏi:
Chào anh chị, sổ bảo hiểm của bố em hiện nay đóng được 14 năm bố em đang tính xem nên rút BHXH 1 lần hoặc nhận lương hưu. Bố em muốn biết số tiền BHXH 1 lần được bao nhiêu để cân nhắc ạ. Anh chị tính giúp em ạ, em cảm ơn em xin gửi chi tiết quá trình đóng ạ.
Năm 1999: Từ tháng 01/1999 – 10/1999 là 10 tháng với mức đóng 597.500 đồng; Từ tháng 11/1999 – 12/1999 là 2 tháng với mức đóng là 1.599.650 đồng;
Năm 2000: Từ tháng 1/2000 – 12/2000 là 12 tháng với mức đóng là 1.599.650 đồng
Năm 2001: Từ tháng 1/2001 – 12/2001 là 12 tháng với mức đóng là 1.599.650 đồng
Năm 2002: Từ tháng 1/2002- 12/2002 là 12 tháng với mức lương là 2.000.000 đồng
Năm 2003: Từ 1-12/2003 là 12 tháng với mức đóng là 2.200.000 đồng
Năm 2007: Từ tháng 1/2007 – 6/2007 là 6 tháng với mức đóng là 7.374.258 đồng; Từ tháng 7/2007 – 12/2007 là 6 tháng với mức đóng là 7.388.456 đồng
Năm 2008: Từ tháng 01/2008 – 6/2008 là 6 tháng với mức đóng là 8.056.000 đồng; Từ tháng 7/2008 – 12/2008 là 6 tháng với mức lương là 8.258.500 đồng
Năm 2009: Từ 1/2009 – 3/2009 là 3 tháng với mức đóng là 8.487.500 đồng; Từ 4/2009 – 4/2009 là 1 tháng với mức đóng là 10.800.000 đồng; Từ tháng 5/2009 – 5/2009 là 1 tháng với mức đóng là 11.882.500 đồng; Từ tháng 6/2009 – 12/2009 là 7 tháng với mức đóng là 13.000.000 đồng;
Năm 2010: Từ tháng 01/2010 – 4/2010 là 4 tháng với mức đóng là 13.000.000 đồng; Từ tháng 5/2010 – 5/2010 là 1 tháng với mức đóng là 14.523.210 đồng; Từ tháng 6/2010 – 12/2010 là 7 tháng với mức đóng là 14.600.000 đồng;
Năm 2011: Từ tháng 1/2011 – 4/2011 là 4 tháng với mức đóng là 14.600.000 đồng; Từ tháng 5/2011 – 12/2011 là 8 tháng với mức đóng là 16.600.000 đồng
Năm 2012: Từ tháng 1/2012 – 4/2012 là 4 tháng với mức đóng là 16.600.000 đồng; Từ tháng 5/2012 – 11/2012 là 7 tháng với mức đóng là 18.750.200; Từ tháng 12/2012/-12/2012 là 1 tháng với mức đóng là 16.349.980
Năm 2013: Từ tháng 1/2013 – 6/2013 là 6 tháng với mức đóng là: 16.349.980; Từ tháng 7/2013 – 12/2013 là 6 tháng với mức đóng là 16.513.260
Năm 2014: Từ tháng 1/2014 – 6/2014 là 6 tháng với mức đóng là 16.513.260 = 6 tháng * 16.513.260 * 1.2 = 118.895.472; Từ tháng 7/2014 – 12/2014 là 3 tháng với mức đóng là 16.678.110
Năm 2015: từ tháng 1/2015 – 12/2015 là 12 tháng với mức đóng là 17.000.000 đồng.
- Dịch vụ tính bảo hiểm xã hội một lần chính xác
- Hướng dẫn thủ tục hưởng BHXH 1 lần sau 1 năm nghỉ việc
- Lãnh BHXH 1 lần hay nhận lương hưu sẽ lợi hơn
Dịch vụ tư vấn Bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Đóng bảo hiểm 14 năm lãnh được bao nhiêu tiền của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:
Điều kiện hưởng BHXH 1 lần hiện nay;
Căn cứ Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về các trường hợp được hưởng BHYT gồm:
1- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
2- Người tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13);
3- Đủ 55 tuổi mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện (đối với lao động nữ hoạt động ở xã, phường, thị trấn);
4- Ra nước ngoài để định cư;
5- Người đang bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn;
6- Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Trong 6 trường hợp được nhận BHXH 1 lần nêu trên thì có trường hợp thứ 2: NLĐ tham gia BHXH sau 1 năm nghỉ việc mà không tiếp tục đóng Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH sẽ được rút BHXH 1 lần. Vậy, trong trường hợp này, bạn đã đóng BHXH được 14 năm (dưới 20 năm) nên nếu có nhu cầu thì sẽ được lãnh BHXH 1 lần, điều kiền cầm đáp ứng gồm:
ĐK 01: Sau 1 năm nghỉ việc;
ĐK 02: Không đóng tiếp BHXH trong 1 năm nghỉ việc nêu trên;
Công thức tính BHXH 1 lần được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014, quy định về cách tính mức hưởng BHXH 1 lần như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần:
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”
Theo quy định trên cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần được chi trả dựa trên thời gian người lao động tham gia BHXH và mức bình quân tiền lương (Mbqtl) tháng đóng BHXH như sau:
Mức hưởng= Mức bình quân tiền lương × số tháng hưởng BHXH 1 lần
Trong đó:
– Số tháng hưởng BHXH 1 lần được tính dựa trên nguyên tắc:
+) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
+) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
– Mức bình quân tiền lương được xác định theo khoản 2 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể: Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
– Khi tính mức bình quân tiền lương sẽ được áp dụng hệ số trượt giá theo bảng 1 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH;
Hướng dẫn chi tiết cách tính toán số tiền BHXH 1 lần nhận được khi đóng 14 năm
Bước 01: xác định hệ số trượt giá: năm 2023 đang được áp dụng theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH; cụ thể dưới bảng sau:
Bảng 1:
Năm |
Trước 1995 |
1995 |
1996 |
1997 |
1998 |
1999 |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
2006 |
2007 |
2008 |
Mức điều chỉnh |
5,26 |
4,46 |
4,22 |
4,09 |
3,80 |
3,64 |
3,70 |
3,71 |
3,57 |
3,46 |
3,21 |
2,96 |
2,76 |
2,55 |
2,07 |
Năm |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
2023 |
Mức điều chỉnh |
1,94 |
1,77 |
1,50 |
1,37 |
1,28 |
1,23 |
1,23 |
1,19 |
1,15 |
1,11 |
1,08 |
1,05 |
1,03 |
1,00 |
1,00 |
Bước 02: xác định số tháng hưởng BHXH 1 lần: Bạn có 14 năm đóng BHXH, trong đó có 11 năm đóng BHXH trước năm 2014 và 2 năm đóng BHXH từ sau năm 2014. Vậy bạn được hưởng (12 năm * 1.5 tháng + 2 năm * 2 tháng) = 22 tháng mức bình quân tiền lương.
Bước 3: Tính mức bình quân tiền lương:
Năm 1999:
– Từ tháng 01/1999 – 10/1999 là 10 tháng với mức đóng 597.500 đồng = 10 tháng * 597.500 * 3.64 = 21.749.000
– Từ tháng 11/1999 – 12/1999 là 2 tháng với mức đóng là 1.599.650 đồng = 2 tháng * 1.599.650 * 3.64 = 11.645.452
Năm 2000:
– Từ tháng 1/2000 – 12/2000 là 12 tháng với mức đóng là 1.599.650 đồng = 12 tháng * 1.599.650 * 3.70 = 71.024.460
Năm 2001:
– Từ tháng 1/2001 – 12/2001 là 12 tháng với mức đóng là 1.599.650 đồng = 12 tháng * 1.599.650 * 3.71 = 71.216.418
Năm 2002:
– Năm 2002: Từ tháng 1/2002- 12/2002 là 12 tháng với mức lương là 2.000.000 đồng = 12 tháng * 2.000.000 * 3.57 = 85.680.000
Năm 2003:
– Từ tháng 1/2003 – 12/2003 là 12 tháng với mức lương là 2.200.000 đồng = 12 tháng * 2.200.000 * 3.46 = 91.344.000
Năm 2007:
– Từ tháng 1/2007 – 6/2007 là 6 tháng với mức đóng là 7.374.258 đồng = 6 tháng * 7.374.258 * 2.55 = 112.826.147
– Từ tháng 7/2007 – 12/2007 là 6 tháng với mức đóng là 7.388.456 đồng = 6 tháng * 7.388.456 * 2.55 = 113.043.376
Năm 2008:
– Từ tháng 01/2008 – 6/2008 là 6 tháng với mức đóng là 8.056.000 đồng = 6 tháng * 8.056.000 * 2.07 = 100.055.520
– Từ tháng 7/2008 – 12/2008 là 6 tháng với mức lương là 8.258.500 đồng = 6 tháng * 8.258.500 đồng * 2.07 = 102.570.570
Năm 2009:
– Từ 1/2009 – 3/2009 là 3 tháng với mức đóng là 8.487.500 đồng = 3 tháng * 8.487.500 * 1.94 = 49.397.250
– Từ 4/2009 – 4/2009 là 1 tháng với mức đóng là 10.800.000 đồng = 1 tháng * 10.800.000 đồng * 1.94 = 20.952.000
– Từ tháng 5/2009 – 5/2009 là 1 tháng với mức đóng là 11.882.500 đồng = 1 tháng * 11.882.500 * 1.94 = 23.052.050
– Từ tháng 6/2009 – 12/2009 là 7 tháng với mức đóng là 13.000.000 đồng = 7 tháng * 13.000.000 * 1.94 = 176.540.000
Năm 2010:
– Từ tháng 01/2010 – 4/2010 là 4 tháng với mức đóng là 13.000.000 đồng = 4 tháng * 13.000.000 đồng * 1.77 = 92.040.000
– Từ tháng 5/2010 – 5/2010 là 1 tháng với mức đóng là 14.523.210 đồng = 1 tháng * 14.523.210 * 1.77 = 25.706.081
– Từ tháng 6/2010 – 12/2010 là 7 tháng với mức đóng là 14.600.000 đồng = 7 tháng * 14.600.000 đồng * 1.77 = 180.894.000
Năm 2011:
– Từ tháng 1/2011 – 4/2011 là 4 tháng với mức đóng là 14.600.000 đồng = 4 tháng * 14.600.000 đồng 1.5 = 87.600.000
– Từ tháng 5/2011 – 12/2011 là 8 tháng với mức đóng là 16.600.000 đồng = 8 tháng * 16.600.000 * 1.5 = 199.200.000
Năm 2012:
– Từ tháng 1/2012 – 4/2012 là 4 tháng với mức đóng là 16.600.000 đồng = 4 tháng * 16.600.000 * 1.37 = 90.968.000
– Từ tháng 5/2012 – 11/2012 là 7 tháng với mức đóng là 18.750.200 = 7 tháng * 18.750.200 * 1.37 = 179.814.418
– Từ tháng 12/2012/-12/2012 là 1 tháng với mức đóng là 16.349.980 = 1 tháng * 16.349.980 * 1.37 = 22.399.472
Năm 2013:
– Từ tháng 1/2013 – 6/2013 là 6 tháng với mức đóng là: 16.349.980 = 6 tháng * 16.349.980 * 1.28 = 125.567.846
– Từ tháng 7/2013 – 12/2013 là 6 tháng với mức đóng là 16.513.260 = 6 tháng * 16.513.260 * 1.28= 126.821.836
Năm 2014:
– Từ tháng 1/2014 – 6/2014 là 6 tháng với mức đóng là 16.513.260 = 6 tháng * 16.513.260 * 1.23 = 121.867.858
– Từ tháng 7/2014 – 12/2014 là 6 tháng với mức đóng là 16.678.110 = 6 tháng * 16.678.110 * 1.23 = 123.084.451
Năm 2015:
– Từ tháng 1/2015 – 12/2015 là 12 tháng với mức lương là 17.000.000 đồng = 12 tháng * 17.000.000 * 1.23 = 250.920.000
Mức bình quân tiền lương trong toàn bộ thời gian đóng là 13 năm = 2.633.874.907/144 tháng = 16.883.813
Vậy tiền BHXH 1 lần bạn nhận được là: 22 tháng * 16.883.813 = 371.443.886 đồng
Nếu còn vướng mắc về: Đóng bảo hiểm 14 năm rút được bao nhiêu tiền; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được gặp các chuyên viên tư vấn.
- Nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần ở đâu
- Người tham gia kháng chiến nào phải chuyển mã quyền lợi sang số 4?
- Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh được tính từ thời điểm nào?
- Tiền đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp của người lao động giống nhau không?
- Khi nào có thể sử dụng thẻ BHYT tự nguyện để sinh con?