1. Trường hợp điều trị nội trú:
– Bản sao Giấy ra viện của NLĐ hoặc của con NLĐ dưới 7 tuổi. Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng bản sao Giấy báo tử; trường hợp Giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì bổ sung giấy tờ khác của cơ sở khám, chữa bệnh có thể hiện thời gian vào viện;
– Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện.
2. Trường hợp điều trị ngoại trú:
– Bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
3. Trường hợp NLĐ hoặc con của NLĐ khám, chữa bệnh ở nước ngoài: Bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy KCB do cơ sở KCB ở nước ngoài cấp.
Bước 02: Công ty căn cứ vào Giấy tờ mà người lao động cung cấp tại Bước 01 để thực hiện khai báo hồ sơ ốm đau cho người lao động. Cụ thể:
1. Kê khai chế độ ốm đau trên phần mềm Bảo hiểm xã hội. Chọn hồ sơ 630a. Khi kê khai xong các nội dung yêu cầu thì cần đính kèm các giấy tờ nêu tại Bước 01 để làm căn cứ giải quyết chế độ. Sau đó, ký và gửi hồ sơ điện tử lên Bảo hiểm xã hội.
Về việc kê khai chế độ ốm đau trên phần mềm Bảo hiểm xã hội, bạn có thể tham khêm bài viết sau:
- Hướng dẫn kê khai chế độ ốm đau dài ngày trên PM BHXH
- Hướng dẫn kê khai chế độ ốm đau thông thường trên PM BHXH
2. Sau khi gửi xong hồ sơ điện tử, bạn cần soạn mẫu 01b-HSB để gửi qua bưu điện lên cơ quan Bảo hiểm xã hội chủ quản để được giải quyết chế độ dưỡng sức.
Khi gửi hồ sơ qua bưu điện thì cần gửi Mẫu 01b -HSB (bản giấy, ký đóng dấu đỏ của Công ty) và các giấy tờ nếu có nêu tại Bước 01. Về việc kê khai mẫu 1b-HSB bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Hướng dẫn điền mẫu 01B-HSB khi NLĐ nghỉ hưởng chế độ ốm đau
Lưu ý: Nếu chỉ gửi hồ sơ dưỡng sức điện tử qua phần mềm BHXH thì chưa hoàn thiện và bên Bảo hiểm xã hội sẽ từ chối không giải quyết, nên ngay sau khi nộp hồ sơ điện tử xong cần phải làm bộ hồ sơ giấy để gửi lên bảo hiểm để tránh bị từ chối hồ sơ.
Bước 03: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và xử lý theo quy định của pháp luật:
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Cơ quan BHXH sẽ trả email, SMS thông báo về việc xử lý thành công hồ sơ ốm đau;
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Cơ quan BHXH sẽ trả email, SMS thông báo về việc từ chối tiếp nhận xử lý hồ sơ và yêu cầu hoàn thiện lại theo hướng dẫn gửi kèm.
Lưu ý: khi được trả hồ sơ hợp lệ thì cơ quan BHXH sẽ gửi thông báo về việc phê duyệt tiền ốm đau cho người lao động
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 04: Người lao động nhận tiền trợ cấp ốm đau theo phương thức đã đăng ký (thường là nhận thông qua tài khoản ngân hàng của người lao động).
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Chế độ thai sản của chồng khi vợ không tham gia BHXH và sinh phẫu thuật
- Trợ cấp thai sản của người lao động khi sinh con năm 2024
- Mức đóng BHTNLĐ – BNN của người lao động nước ngoài
- Nhận trợ cấp thất nghiệp khi không có quyết định thôi việc
- Phí giám định để hưởng trợ cấp tuất hàng tháng do ai chi trả?