19006172

Mức đóng Bảo hiểm xã hội của người nước ngoài

Mức đóng Bảo hiểm xã hội của người nước ngoài

Chào anh chị, bên công ty em mới tuyển dụng 1 người lao động với HĐLĐ 3 năm. Vậy họ là lao động nước ngoài phải đóng các loại bảo hiểm gì (loại bảo hiểm đó áp dụng đóng từ khi nào), mức lương làm căn cứ đóng BHXH và tỷ lệ đóng của họ có khác người Việt Nam không ạ?



Mức đóng BHXH của người nước ngoài

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ vào Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014, Luật việc làm năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì người nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam phải đóng các loại bảo hiểm như: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, không giống như người Việt Nam, việc đóng bảo hiểm cho người nước ngoài từ trước đến nay có sự khác biết: Bảo hiểm y tế là loại bảo hiểm yêu cầu đóng đầu tiên đối với người nước ngoài, sau đó đến bảo hiểm Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tiếp đến là Bảo hiểm xã hội: Quỹ ốm đau, thai sản; Quỹ hưu trí, tử tuất…  Như vậy, thời điểm đóng các loại bảo hiểm đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được chi tiết như sau:

1. Bảo hiểm y tế:

Trong đối tượng đóng bảo hiểm y tế theo Luật bảo hiểm y tế năm 2008 có hiệu lực từ ngày 01/07/2009 thì, đối với người lao động nói chung (áp dụng với cả người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài) thì khi có Hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên là bắt buộc phải tham gia BHYT, cụ thể:

“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là người lao động).”

Như vậy, việc đóng Bảo hiểm y tế cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo Hợp đồng lao động được áp dụng từ ngày 01/07/2009.

Về mức lương làm căn cứ đóng BHYT và tỷ lệ đóng BHYT được quy định như sau: Căn cứ vào Điều 14 Nghị định Nghị định 143/2018/NĐ-CP và khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì tiền lương làm căn cứ đóng BHYT là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH với mức tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở (lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng thì mức tối đa đóng BHXH và BHYT là: 29.800.000 đồng). Theo đó, người lao động nước ngoài sẽ đóng 1.5% trên mức lương làm căn cứ đóng BHXH và Công ty bạn sẽ phải đóng cho họ là 3% trên mức lương làm căn cứ đóng BHXH của người nước ngoài.

Để tìm hiểu chi tiết, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

2. Đóng Bảo hiểm xã hội;

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, quy định về mức đóng đối với người lao động như sau:

Điều 12. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động

1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.”

Tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, quy định về mức đóng đối với người sử dụng lao động như sau:

“Điều 13. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

– Quỹ ốm đau – thai sản: 

Theo những quy định trên, quỹ ốm đau – thai sản sẽ do người sử dụng lao động nước ngoài đóng và đóng với mức 3% tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động nước ngoài.( Trong đó người SDLĐ đóng 3% và người lao động nước ngoài đóng 0% ). Áp dụng đóng từ ngày 1 tháng 12 năm 2018.

Để tìm hiểu thêm về chế độ ốm đau – thai sản cho người nước ngoài, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết:

– Quỹ Hưu trí – tử tuất:

Theo những quy định nêu trên, quỹ hưu trí – tử tuất sẽ do cả người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động đóng, với mức đóng 22% mức lương tháng đóng BHXH của NLĐ nước ngoài. Trong đó người SDLĐ đóng 14% và người lao động nước ngoài đóng 8%. Áp dụng đóng từ ngày 1 tháng 1 năm 2022.

Để tìm hiểu thêm, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết: Lao động nước ngoài ở Việt Nam có được hưởng chế độ hưu không?

– Đóng bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp:

Mức đóng vào Quỹ ốm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp cho người nước ngoài là 0,5% trên mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, mức 0,5% sẽ do Người sử dụng lao động đóng và người lao động sẽ không phải đóng. Quỹ Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp thực hiện đóng theo quy định trên từ 1 tháng 12 năm 2018.

Để tìm hiểu thêm, bạn tham khảo thêm các bài viết :

Về mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định Nghị định 143/2018/NĐ-CP . Cụ thể mức tiền lương đóng BHXH bao gồm: Tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Như vậy, qua bài viết ta có thể thấy tỉ lệ đóng của người nước ngoài không có gì khác so với người lao động trong nước, nếu có khác thì chỉ khác về vấn đề thời gian thực hiện đóng các quỹ bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác:

Nếu còn vấn đề gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

luatannam